Đó là một loài côn trùng kinh dị, sống ở độ sâu 2,6km dưới mặt biển. Chúng được cho là loài đẳng túc khổng lồ nhất từng được tìm thấy ở độ sâu này.
Một điều thú vị là, phát hiện trên được công bố đúng ngày 1/4, nên có rất nhiều người nghi ngờ đây là trò bịp bợm. Tuy nhiên, các chuyên gia đã nhanh chóng ghi nhận phát hiện trên.[/justify]
Ảnh chụp con mối biển khổng lồ do các thủy thủ vớt lên
[justify]Ông Craig McClain, trợ lý giám dốc khoa học của Trung tâm Tiến hóa tổng hợp quốc gia Mỹ, thuộc Nam Carolina xác nhận: "Tôi đã quan sát ảnh chụp và khẳng định nó hoàn toàn là sự thật. Nó có khả năng đạt kích cỡ như vậy và hoàn toàn không phải trò đùa của ngày 1/4. Con vật bắt được thuộc họ đẳng túc, cũng giống như con mối gỗ ở vườn nhà bạn. Chúng là sinh vật rất phổ biến ở vịnh Mexico".
Tên khoa học loài mối biển kể trên là Bathynomus, họ hàng với loài mối gỗ, nhưng khác nhau một trời một vực.
Trong khi những con mối gỗ chỉ dài khoảng 1,5cm thì những người họ hàng dưới biển của nó dài tới 1m. Chúng có 7 đôi chân, hai chân phía trước dùng để gom và đưa thức ăn vào bốn cái hàm. Loài mối biển này là động vật ăn xác thối, món ưa thích là thịt cá voi chết, cá và tôm.[/justify]
Đôi chân trước dùng để đưa thức ăn vào miệng
[justify]Theo các nhà khoa học, loài mối biển này rất phổ biến ở vùng nước lạnh và sâu ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Ngoài ra, rất nhiều loài động vật giáp xác và không xương sống khác cũng có xu hướng to lớn hơn so với đồng loại ở vùng nước nông.
Giải thích hiện tượng trên, các nhà khoa học đưa ra nhiều giả thuyết về sự tiến hóa của chúng, có thể liên quan đến nhiệt độ lạnh hơn, áp suất cao hơn hoặc do sự khan hiếm của nguồn thức ăn…[/justify]