Chuyện lạ 2010-04-09 20:27:46

Gặm xương người chết, thoát y vũ... trong đám tang


[size=2]Thoát y vũ, chay, thuật tự ướp xác… là những tập tục tang lễ hiếm thấy vẫn duy trì ở một số đất nước.

[/size]
[size=2]Nhắm mắt xuôi tay không hẳn là cạn kiện sức khỏe mà người ta quan niệm rằng đó là nghi thức cuối cùng để đưa con người đến một cấp độ hoàn toàn mới. Một số nền v hóa tổ chức nghi lễ đám tang có thể là tiệc tùng uống, cũng có khi là nhảy múa reo hò. Thân nhân của người quá cố thường quan niệm rằng chôn cất và hỏa táng chỉ mang ý nghĩa nghi thức. Những tập tục tang lễ sau đây có thể làm bạn bất ngờ.[/size]
[size=2]1. Táng lộ thiên – cho kền kền xác[/size]
[size=2]Những tín đồ thờ thần lửa tin rằng sau khi qua đời thi thể người trở thành chủ thể của hôi tanh và ô uế. Hỏa táng hoặc an táng đều bị loại trừ vì theo họ có thể gây uế tạp các thành phần như lửa và đất. Vì thế họ thực hiện nghi lễ lộ thiên táng.
[/size]
Tháp Câm lặng tại Mumbai.
[size=2]Thi hài người quá cố được đem ra để tạo thành một hình tháp mang tên Tháp câm lặng và những con kền kền lao tới rỉa thịt. Nghi lễ này hiện nay chỉ còn thực hiện ở tiểu lục địa Ấn Độ. Số lượng loài kền kền đang giảm đi làm cho quá trình tiến hành nghi lễ thêm phần rùng rợn hơn. Những hình ảnh gần đây cho thấy xác chết chất đống ngày một nhiều trên đỉnh tháp ở Mumbai đã nổ ra cuộc tranh cãi khá gay gắt từ công luận.
[/size]
[size=2]2. Ăn chay đến hơi thở cuối cùng[/size]

[size=2]Vimla Devi, người phụ nữ Ấn Độ mắc bệnh ung thư mất năm 2006 đã trở thành biểu tượng cho tinh thần dũng cảm chiến thắng bệnh tật.
[/size]
[size=2]Tuy bị bệnh nhưng cái chết của bà không do nguyên nhân c bệnh này gây ra mà là kết quả sau 13 ngày chay kiểu santhara. Tự nguyện chết thông qua kiêng được cộng đồng Jains thực hiện với niềm tin không có bạo lực đối với các sinh vật.
[/size]
[size=2]Thuật santhara thường được khởi xướng sau khi người ta cho rằng cuộc sống phục vụ cho lý tưởng vốn có của nó và sẵn sàng gột rửa tâm hồn.
[/size]
[size=2]Tuy nhiên, dư luận đối lập với tư tưởng này ngày một tg thêm, vì cho rằng đó là một hình thức tự tử hoặc trợ tử. Riêng trong cộng đồng khai sinh ra thuật chay này, việc ng cản santhara có thể khiến cho người ta buộc phải đi lưu đày.[/size]
[size=2]3. Tự ướp xác[/size]

[size=2]Những tu sỹ đạo Phật ở Nhật Bản gọi đó là thuật Sokushinbutsu. Lúc bắt đầu tiến hành, người ta thực hiện chế độ kiêng với hạt ngũ cốc và trái cây kết hợp với luyện tập thể chất rất cực nhọc. Loại bỏ chất béo của cơ thể là bước thứ nhất cần đạt được. Bước thứ hai liên quan đến những trận nôn oẹ, gây mất dịch cơ thể và nhiễm độc dần để chống lại sự tấn công của dòi bọ.
[/size]
[size=2]Để thực hiện, người ta sử dụng vỏ cây canh-ki-na, rễ cây và một loại chè độc liên tục trong một nghìn ngày. Trong giai đoạn cuối, vị tu sỹ đi vào một lg mộ đá, ngồi xếp hình đài sen và chờ đến ngày tận thế. Tu sỹ này đánh chuông hàng ngày để báo hiệu cho các đồng môn biết mình còn sống. Khi đến ngày không có tiếng chuông nữa, các nhà sư khác đến niêm phong lg mộ và chờ 1.000 ngày sau mở ra để xác minh tình trạng xác ướp.[/size]
[size=2]4. Tục xương người Endocannibalism[/size]

[size=2]Đây là một nghi lễ khủng khiếp hơn tất cả những gì kinh khủng nhất. Trong nghi lễ Endocannibalism người ta thi thể người thân quá cố của mình. Tư tưởng của tập tục rùng rợn này chính là để đạt được sự hấp thụ tất cả đặc điểm của người đã khuất từ thể chất đến tinh thần.
[/size]
[size=2]Một vài bộ lạc tại Nam Mỹ và Úc được coi là nơi khai sinh ra tục lệ này. Theo nhà nhân chủng học Napolean Changon, cộng đồng Yanomamo ở Nam Mỹ vẫn còn tro và xương của người sau khi hỏa táng.[/size]
[size=2]5. Áo quan đặc trưng[/size]

Quan tài biểu trưng cho nghề nghiệp.
[size=2]Cư dân ngoại ô thủ đô Accran của Ghana chôn cất người quá cố trong những chiếc quan tài đặc trưng. Kiểu áo quan này thường biểu thị cho nghề nghiệp của người đã khuất.
[/size]
[size=2]Tại những phòng trưng bày, người ta đặt những quan tài mẫu mang hình chai coke khổng lồ, hoa quả và thiết bị kỹ thuật số. Với tập tục này, nhiều người có câu nói vui nếu như Elvis Presley nằm xuống tại đây thì ông đã có chiếc áo quan hình cây đàn ghi-ta.[/size]
[size=2]6. Kim cương táng[/size]

[size=2]Giờ đây, nếu muốn mọi người đã có thể nâng niu những người thân yêu quá cố của mình trên ngón tay. Công ty LifeGem ở Mỹ cung cấp dịch vụ giúp bạn biến thi thể người đã khuất thành viên kim cương tổng hợp.
[/size]
[size=2]Quy trình được thực hiện thông qua phương pháp chiết xuất các-bon từ thi thể sau khi hỏa táng. Số lượng than chì sau đó được ép thành tinh thể kim cương sáng lấp lánh. Giá thành của dịch vụ này giao động từ 3.500 USD - 20.000 USD tùy thuộc vào kích cỡ viên kim cương.[/size]
[size=2]7. Dạ tiệc táng Tana Toraja[/size]

[size=2]Những đám tang ở Tana Toraja của Indonesia được tổ chức cầu kỳ và rất hoành tráng. Lễ phát tang cử hành cùng dàn nhạc, vũ công và yến tiệc cho khách đến dự. Điều rất dễ hiểu theo tập tục ở đây khi có người qua đời là dịp để chi tiêu lớn. Vì thân nhân của người quá cố có cơ hội được hoãn mọi nghĩa vụ.
[/size]
[size=2]Không nhất thiết phải chôn cất người quá cố sau một hai ngày, họ có thể quản cữu trong nhà hàng tuần, hàng tháng, thậm chí là cả năm trời. Sau đó gia đình đưa quan tài đi an táng tại nghĩa địa, trong hang sâu hoặc vách đá.[/size]
[size=2]8. Điểu táng, cắt nhỏ thi hài[/size]

[size=2]Khí hậu khắc nghiệt của Tây Tạng làm cho việc chôn cất tại đây gần như không thực hiện được, vì mặt đất toàn sỏi đá.
[/size]
[size=2]Vì vậy, các phật tử ở đây thường cử hành nghi thức tang lễ trên không trung, thi hài được cắt nhỏ trộn bột mì và để những chú chim s mồi tới . Những người ở đây quan niệm rằng thân thể con người giống như một con thuyền chuyên chở tâm hồn và khi lìa trần thì cơ thể nên trở về với thiên nhiên.[/size]
[size=2]9. Nhảy múa cùng thi hài[/size]

[size=2]Dù tin hay không nhưng sự thật là những người Malagasy trên đảo Madagascar đưa thi hài từ ngôi mộ lên và nhảy múa cùng điệu nhạc truyền thống. Nghi lễ mang tên Famadihana tin rằng linh hồn của người quá cố gặp gỡ tổ tiên của họ sau khi thi thể đã tan rã. Nghi lễ này thường được tổ chứng 7 năm một lần và là thời gian gia đình vui vẻ đoàn tụ.[/size]
[size=2]10. Múa thoát y trong đám tang[/size]

Múa thoát y trong đám tang.
[size=2]Tang lễ thường đi cùng với tâm lý u buồn nhưng điều này hoàn toàn khác với những đám tang có các vũ công múa thoát y chuyên nghiệp trình diễn.
[/size]
[size=2]Tại khu vực Donghai của Trung Quốc. Tang lễ được coi là biểu tượng thực sự cho thanh thế của người đã khuất. Danh tiếng và sự kính trọng được thể hiện qua tỷ lệ thuận số người tham dự. Vì thế thân nhân đi thuê các vũ công múa thoát y để thu hút mọi người kéo đến tạo thành đám đông.[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)