[size=3]Theo kết quả một cuộc khảo sát về thái độ của phụ huynh đối với những câu hỏi khoa học của con với sự tham gia của 2.000 bậc cha mẹ cho thấy 65% phụ huynh cảm thấy lúng túng do không biết đáp án chính xác khi trẻ em đặt câu hỏi. Những câu mà họ sợ nhất lại chỉ đả động tới những kiến thức cơ bản của cấp I, cấp II hay kiến thức phổ thông. [/size]
[size=3] Nhiều bậc phụ huynh cùng các chuyên gia cho rằng game giáo dục là giải pháp tốt giúp các em học sinh vừa giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi sau giờ lên lớp [/size]
[size=3] Chị Lê Thu Hằng, một phụ huynh có con đang học cấp II tại Hà Nội chia sẻ: “Nhiều khi mình dở khóc dở cười với những câu hỏi của con vì thực sự mình cũng không biết câu trả lời. Nhưng nói thật, bố mẹ nào chẳng có chút sĩ diện trước con cái nên mình phải tìm cách trì hoãn, có khi lấy cớ gọi điện để ra ngoài tra google”. Rõ ràng, trường hợp như chị Hằng không phải là hiếm với thực tế cuộc sống hiện tại. [/size]
[size=3] Trong lúc nhiều phụ huynh tỏ ra “bế tắc” như chị Minh Hằng thì anh Nguyễn Tiến Mạnh tại Hà Đông, Hà Nội lại bật mí một bí quyết rất hay “Trong một lần tham gia hội thảo do nhà trường tổ chức, mình tình cờ biết đến trò chơi giáo dục trực tuyến Chinh phục vũ môn và gần như ngay lập tức đã ủng hộ, khuyến khích con chơi game này. Trong game có nhiều câu hỏi trắc nghiệm được chia theo lớp và môn học rất thấy thú vị khi vừa chơi vừa ôn bài. Cách học này giúp con mình nhớ bài rất lâu do hấp thu kiến thức tự nhiên, không gò ép. Nhiều lần mình còn “máu” chơi cùng con khi bản thân cũng muốn chinh phục những kiến thức cũ đã “bỏ quên” do lâu không dùng đến”. [/size]
[size=3] Đồng quan điểm với anh Tiến Mạnh, sau một thời gian tìm hiểu về Chinh Phục Vũ Môn, chị Trần Thị Lâm, Hoàng Mai, Hà Nội tâm sự “hai mẹ con đã chơi Chinh phục vũ môn gần 3 tháng rồi, kết quả học tập của con tiến bộ hằn và kiến thức của mình cũng nhờ đó được nâng lên đáng kể. Quan trọng hơn, hai mẹ con có thêm nhiều thời gian gần gũi để hiểu và chia sẻ với nhau khi cùng chơi và học. Hè này cả mình và ông xã đã yên tâm không còn sợ con ham chơi game bạo lực vô bổ như trước nữa”. [/size]
[size=3] “Nhiều khi tranh thủ lúc con đi học, mình lén vào Chinh phục vũ môn “cày”. Giờ thì mình khá tự tin với vốn kiến thức lớp 4 của mình vì hầu hết câu hỏi nào trong sách giáo khoa của con mình cũng trả lời được. Giờ khỏi lo bị con “bắt bí” rồi nhé”, chị Nguyễn Thị Trang, xã Hồng Vân, Hưng Yên tiết lộ. “Nặng đô” hơn cả, anh Minh Đức vốn là một người chơi game online cũng gặp khó khăn trong việc định hướng việc chơi của con đã mừng “như bắt được vàng” khi được bà xã cấp “visa” cho cả hai bố con cùng chiến đấu trong mode chơi mới “Siêu hùng đại chiến” của Chinh phục vũ môn. “Mode chơi mới này hấp dẫn ngay cả với người thích game online như mình. Hay hơn nữa chính là việc đối thủ của mình lại là “cậu cả” 13 tuổi. Nhiều lúc mình thua tâm phục vì cậu con và bà xã về một phe phối hợp dùng kiến thức “sinh ra” cả đội “boss khủng” để “công thành” mình. Mặc dù thua nhưng vẫn thấy vui” - anh Đức hồ hởi cho biết. [/size]
[size=3] Theo đánh giá của nhiều bậc phụ huynh khác cùng các chuyên gia thì game giáo dục là giải pháp tốt giúp các em học sinh vừa giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi sau giờ lên lớp, vừa đảm bảo kết quả học, thu nhận kiến thức ngoài sách vở. Và quan trọng hơn, khi phụ huynh cùng tìm ra câu trả lời với con là cơ hội để bố mẹ, con cái thêm hiểu và chia sẻ cùng nhau, khiến tình cảm gia đình càng thêm gắn bó. Chinh phục vũ môm hiện nay là tựa game hiếm hoi hiện nay có thể đáp ứng được yêu cầu này. [/size]
[size=3] Sơn Nguyễn - dddn.com.vn[/size]