Năm nay dường như thời tiết không ủng hộ những bạn trẻ yêu thiên văn ở Hà Nội, khi đợt nguyệt thực dài nhất thế kỷ diễn ra vào tháng 6 vừa qua mây cũng bao phủ bầu trời khiến cả nhóm tập trung ở Mỹ Đình trắng đêm vẫn không xem được.
Tối 10/12 này cũng vậy, dù vào đầu giờ chiều các thành viên của Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội vẫn tin rằng sẽ quan sát được, nhưng đến 19h30 trời vẫn nhiều mây, 21h Mặt trăng vẫn chưa hề lấp ló, và thời điểm này, khi chỉ còn 2 tiếng nữa hiện tượng này kết thúc, mây vẫn che kín trời.
Trong khi đó, được thiên nhiên ưu ái hơn nên các bạn ở miền Nam vẫn chiêm ngưỡng được nguyệt thực.
Bạn Nguyễn Thị Trâm, sinh viên DL0812 trường ĐH Hoa Sen, TP.HCM đã ghi lại từng khoảnh khắc và ngay sau đó ráp lại sự chuyển biến của nguyệt thực thành một chuỗi rất ấn tượng. Trâm cho biết cô bạn đã kỳ công như vậy bởi mong muốn những ai bỏ lỡ nguyệt thực đêm 10/12 được xem lại.
Hình ảnh do Trâm ghi lại và sắp xếp thành chuỗi. |
Bạn Trần Tiến, ghi chú rằng những hình ảnh mình ghi lại được ở phía cuối đường Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp, TP.HCM. Đó là những khuôn hình chụp tại thời điểm Mặt trăng đang dần dần bị che lấp và hoàn toàn chuyển thành màu đỏ khi đã sang giai đoạn nguyệt thực toàn phần.
Hình ảnh nguyệt thực một phần lúc 20h49, thời điểm này là lúc Mặt trăng sắp bị che lấp hoàn toàn. |
Nguyệt thực toàn phần đang ở giai đoạn cực đại |
Nguyệt thực lúc 21h34. |
Theo Thắng, tới khoảng 22h15 thì mây đã kéo đến và Thắng không quan sát được tiếp nữa.
Trong khi đó, độc giả ở địa chỉ email [email=kisi_banggia…@yahoo.com]kisi_banggia…@yahoo.com[/email] cũng gửi tới hai tấm hình, trong đó chụp được rõ ràng cảnh Mặt trăng từ lưỡi liềm sang còn một mảnh bé xíu.
Hình ảnh nguyệt thực do [email=kisi_banggia…@yahoo.com]kisi_banggia…@yahoo.com[/email] ghi được |
Hình ảnh nguyệt thực do bạn Đỗ Danh Thắng ghi lại sau hơn một tiếng quan sát. |
Nguyệt thực với những vi sao bé nhỏ xung quanh. |
Mặt Trăng đang nhuộm màu mới. |
THỦY NGUYÊN
Theo Bưu Điện Việt Nam