Facebook của em V. đăng “Tuyên ngôn học sinh Trường THCS Lý Tự Trọng” - Ảnh chụp từ màn hình
Trước đó, với nickname Kang…, ngày 17-12-2012 nữ sinh Nguyễn Thanh V. đưa lên trang Facebook của mình lời kêu gọi học sinh phải bằng mọi cách vượt qua đợt kiểm tra học kỳ I của nhà trường. Lực lượng an ninh mạng phối hợp với cơ quan chức năng và ngành giáo dục TP Tam Kỳ đã vào cuộc điều tra xác minh làm rõ chủ của trang Facebook này là V..
Rất nghiêm trọng
Hãy tạo cơ hội cho học sinh Hình thức kỷ luật sẽ có tác dụng tích cực khi đối tượng bị kỷ luật hiểu được lỗi của mình và tạo cơ hội để đối tượng bị kỷ luật sửa sai và hướng thiện. Kỷ luật đuổi học là khá nặng và có thể tạo phản ứng ngược từ một số không nhỏ các em học sinh khi các em cho rằng việc này chỉ là trò nghịch ngợm của học trò đang lớn. Hình thức kỷ luật phản ánh quan điểm, định hướng giáo dục của nhà quản lý giáo dục. Hãy tạo cơ hội để học sinh trở lại với sự ngây thơ học trò của mình. |
Ông Sĩ khẳng định hành vi của V. đã vi phạm 3/5 mục của điều 41, điều lệ trường THCS mà Bộ GD-ĐT quy định. “Làm thầy giáo, cô giáo, chúng tôi rất đau lòng khi đuổi học một học trò của mình ra khỏi trường. Trên khía cạnh nào đó, đây còn là một thất bại của người thầy. Nhưng với vi phạm rất nặng này, nhà trường buộc phải thực hiện kỷ luật cho em V. nghỉ một năm theo thông tư 08 (21-3-1988) của Bộ GD-ĐT. Đến năm học 2013-2014, nếu em tiến bộ, được chính quyền địa phương xác nhận, bản thân và gia đình mong muốn học lại thì nhà trường sẵn sàng đón nhận” - thầy Sĩ nói.
Nặng tay
Đồng tình với hình thức là lập kỷ cương trong việc dạy và học cho tốt hơn, nhưng với hình thức kỷ luật trên, ông Trần Văn Nhựt - chánh văn phòng Sở GD-ĐT Quảng Nam - cho rằng như vậy là quá nặng. “Việc cho một học sinh thôi học một năm đẩy về cho gia đình giáo dục, nếu không khéo vô tình đẩy các em đến chỗ hư hỏng thêm” - ông Nhựt nhận định.
Luật sư Bùi Bá Dũng, Đoàn luật sư Quảng Nam, cho rằng với độ tuổi của các em lớp 8 thì việc xử lý như trên là hơi nặng, bởi các em cần được giáo dục vào lúc này. “Nếu nhà trường buông tay, giao cho gia đình, gia đình thiếu quan tâm chút xíu thôi, cuộc đời các em sẽ chuyển sang một góc độ khác, khi đó mọi việc rất khó. Nguyên tắc là nguyên tắc, luật lệ thì không thể khác nhưng hành xử với một trẻ em là điều chúng ta cần thận trọng” - luật sư Dũng chia sẻ.
Ngày 6-1, gặp ông N.D.V. - cha em V. - tại nhà, ông nghẹn ngào: “Tôi lấy làm hổ thẹn và xin lỗi vì lo miếng cơm manh áo mà không giám sát được hành vi sai trái của con mình. Mấy hôm nay tôi cũng không thể đi làm mà lo ở nhà giữ con vì sợ điều không hay xảy ra với cháu. Con bé cứ nói ba ơi tìm cách xin cho con đi học lại nhưng tôi biết làm răng, xin ai? Gia đình tôi rất lo lắng vì con bé cứ ít nói, tránh người lạ và buồn tiu nghỉu ở nhà”.
Vẻ mặt ngây thơ, đôi mắt đỏ hoe vì cả đêm qua ngồi khóc, V. kể: “Khi bị đuổi học ba ngày, em ở nhà buồn chán, sáng 17-12-2012 em lên Facebook và vô tình vào Facebook của một nickname tên là Hưng Võ. Trong đó, có bài Tuyên ngôn học sinh Trường THPT Thái Phiên 10C1. Em thấy bài đó đọc vui nên copy và dán vào Facebook của em, em chỉ đổi lại tên trường là THCS Lý Tự Trọng. Lúc ấy, em chỉ nghĩ đưa lên cho vui, giải khuây chứ không nghĩ mình vi phạm kỷ luật. Sau đó, có nhiều bạn trong lớp cũng copy và đưa lên Facebook của mình. Em nghĩ người khác đã đưa tràn lan lên như vậy thì mình đưa lên mạng cho các bạn đọc cho vui, chứ không nghĩ là phá rối kỳ thi, xúc phạm thầy cô chi hết”.