Chúng ta hàng ngày vẫn được nghe nói đến những tiến bộ vượt bậc của khoa học và những điều kì diệu máy móc có thể làm được, ví dụ như robot và trí thông minh nhân tạo. Tuy nhiên, bạn sẽ phải bất ngờ với chính những khả năng mà con người cũng có thể làm được nếu so sánh với những thiết bị tối tân đó.
Từ độ phân giải hình ảnh siêu nét đến công suất làm việc đánh bại các cỗ máy hiện đại, dưới đây là những sự thật về khả năng "kì diệu" của con người.
1. Độ phân giải Megapixel
Mắt người có độ phân giải gấp 10 lần so với máy camera kỹ thuật số. |
Tất nhiên nếu đứng trên phương diện khoa học, so sánh mắt người giống như camera kỹ thuật số có phần hơi quá. Nhưng nếu tính một cách tương đối, mắt người có độ phân giải xấp xỉ 126 Megapixel (ở chính giữa con ngươi).
2. Khả năng tạo thông tin
Một video ngắn 1s mà mắt người thu lại có độ lớn siêu khủng, 21.45 GB! |
Cũng chính vì mắt người có “độ phân giải” cao nên trong vòng một giây “đoạn clip” mắt người thu được có dung lượng 21,45 GB. Trong khi đó video thu bằng điện thoại Iphone trong một giây chỉ bằng 375 MB.
3. Khả năng lưu trữ dữ liệu
Khả năng ghi nhớ thông tin của não bộ có lẽ chỉ thua các siêu máy tính. |
Não bộ có khoảng 100 tỉ nơ-ron thần kinh, mỗi nơ-ron tạo ra khoảng 1000 khớp thần kinh có thể lưu trữ dữ liệu. Nếu nhân lên, não bộ có thể chứa được 100 terabyte thông tin. Dù chỉ bằng một phần bảy nếu so sánh với một trong số những siêu máy tính của thế giới “Titan”, có bộ nhớ là 710 terabyte, nhưng có một số ý kiến cho rằng cách thức não bộ ghi nhớ thông tin khác hẳn với máy tính nên con số thực phải lớn hơn rất nhiều.
4. Dữ liệu trên Trái Đất và trên cơ thể người
Lượng thông tin lưu trữ trong bộ ADN của cơ thể người nhiều gấp rưỡi tổng số thông tin và kiến thức của thế giới. |
Theo kênh khoa học Veritasium, cho đến năm 2020 khối lượng thông tin mà toàn bộ loài người tạo ra sẽ đạt 40 zettabyte. Tuy nhiên riêng cơ thể con người lại chứa đến 60 zettabyte dữ liệu thông tin.
5. Điện thoại Iphone và mã gen
Phần "ổ cứng" quyết định của con người - bộ gien - có dung lượng thấp nhưng khả năng làm việc lại vượt trội. |
Lượng thông tin mã hóa gen của con người chiếm khoảng 1,5 GB bộ nhớ, tương đương với hệ điều hành iOS 10 của điện thoại Iphone. Tuy nhiên, "hệ điều hành" của con người có thể xử lí nhiều công việc phức tạp hơn hẳn những chiếc điện thoại di động.
6. Tốc độ của não bộ
Tốc độ hoạt động của não bộ có thể sánh ngang với tốc độ của những tàu điện nhanh nhất hiện nay. |
Khoảng 100.000 phản ứng hóa học xảy ra trên một giây trong não bộ, và tốc độ phản ứng này là khoảng 340 km/h. Con số này ngang ngửa với vận tốc trung bình của con tàu Shanghai Maglev ở Trung Quốc – một trong những con tàu nhanh nhất thế giới, có thể đạt vận tốc tối đa là 430 km/h.
7. Cách não bộ hoạt động
Não bộ có khả năng làm việc trên nhiều kênh riêng biệt mà không sợ bị nhầm lẫn. |
Nhiều người tin rằng con người chỉ dùng 10% khả năng của não bộ, nhưng đó chỉ là lời đồn đại. Não bộ sử dụng càng nhiều tài nguyên càng tốt trong một thời điểm nhất định. Giống như khi ta chỉnh đài radio, chúng ta chỉ nghe một tần số trong một thời điểm, mặc dù có khoảng 100 kênh cùng phát một lúc.
8. Công suất
Với công suất thấp, não bộ vẫn có thể làm việc hiệu quả ngang các siêu máy tính tân tiến. |
Não bộ có công suất tiêu chuẩn là 20W khi hoạt động, còn siêu máy tính cần 1,4 MW, gấp 70.000 lần. Rõ ràng, với hiệu quả làm việc tương đương, não bộ sẽ tốn ít năng lượng hơn hẳn so với các máy tính khỏe nhất thế giới.
9. Khả năng tự phục hồi
Máy móc hiện đại đến đâu cũng không thể tự hồi phục nếu bị thương, trái ngược với cơ thể của chúng ta. |
Và điều quan trọng nhất, khi trí não và cơ thể bị tổn thương nặng nề, chúng ta vẫn có thể phục hồi và làm việc trở lại. Điều này thì ngay cả các siêu thiết bị mạnh mẽ nhất thế giới hiện nay cũng không thể địch lại nổi.