[justify]Chắc hẳn bạn đọc ai cũng từng một lần nghe đến cái tên rùng rợn này. Đó là một quần đảo nằm ở phía tây Đại Tây Dương có diện tích 53km2 được cấu thành bởi 145 đảo nhỏ, trong đó khoảng 20 đảo có người ở.[/justify]
|
[justify][size=2]Không hiểu sao, phần lớn máy bay, tàu thuyền khi đi đến vùng biển này đều gặp tai nạn hoặc mất tích. Từ đó, Bermuda mới có tên là Tam giác quỷ.[/size][/justify]
[justify][size=2]Sở dĩ vùng biển này có tên là Bermuda là do nó được đô đốc người Tây Ban Nha tên là Huan Bermuda lần đầu tiên khám phá ra năm 1503. Bermuda do rất nhiều đảo san hô và những lớp đá ngầm hợp thành. Phong cảnh ở đây đẹp đến mê hồn bởi những bãi cát trắng, ánh nắng chói chang, cỏ hoa đua nhau khoe sắc. Từ xa nhìn lại, biển Bermuda xanh ngắt màu da trời. Đẹp và quyến rũ là vậy nhưng Bermuda lại như con cá độc dưới đại dương tuy khoác trên mình những màu sắc sặc sỡ nhưng chỉ cần con mồi đến gần là nó tiêm nọc độc giết chết. Kẻ hám sắc chỉ chết sau vài giây.[/size][/justify]
[justify][size=2]Trong thế giới tự nhiên không thiếu những con vật tự tạo cho mình một hình thức quyến rũ như vậy để khiến kẻ khác sập bẫy. Với các đoàn tàu, thuyền, máy bay, những thuỷ thủ đi qua vùng biển Bermuda họ luôn chuẩn bị sẵn tư thế đi vào miền nguy hiểm. Vậy điều gì đã xảy ra ở vùng biển này mà thường sau đó không còn lại bất kỳ dấu vết gì? Cho đến nay khoa học chưa lý giải được điều này, và con người vẫn chấp nhận Tam giác Quỷ đó mà không có cách gì khống chế nó.[/size][/justify]
[justify][size=2]Ngày 5/12/1945, Bermuda trời quang mấy lạnh. 5 chiếc máy bay cường kích của không quân Mỹ bay thành hàng ngang trên không phận vùng biển Bermuda. Chợt trời tối sầm, mưa xối xả. Đến khi trởi tạnh ráo thì 5 chiếc máy bay mất tích hoàn toàn. Bộ Quốc phòng Mỹ liền phái hai chiếc máy bay khác đến cứu hộ thì một cái lại tiếp tục biến mất. 7 năm sau ngày 8/4/1952, tàu chở hầng Laifudan của Nhật Bản cũng đột ngột chìm ở quần đảo Bermuda.[/size][/justify]
[justify][size=2]Người Nhật thuê một chiếc tàu ngầm bị thương tích đầy mình buộc phải nổi lên mặt nước và tháo chạy. Không ai lý giải được những gì đã xảy ra chỉ biết xung quanh thân tàu ngầm bị nhiều vết tấn công làm lõm sâu vào cả vài chục cm. Đến năm 1970, máy bay chở khách cỡ lớn của Mỹ lại bị Tam giác Quỷ nuốt chửng cùng với hơn 180 hành khách và phi trường Charles de Gaule an toàn. Điều làm người ta kinh ngạc là đồng hồ trên khoang lái máy bay chạy chậm đúng 30 phút so với đồng hồ trên mặt đất. Gần đây nhất, một chiếc tàu chở khách cũng bị chìm ở Bermuda mang theo 300 hành khách xuống đáy đại dương.[/size][/justify]
[justify][size=2]Nhưng vì Bermuda kỳ bí như vậy nên hàng năm vẫn có 500 600.000 người tìm đến quần đảo để đi du lịch, khám phá, và cũng để nhìn tận mặt Tam giác Quỷ, xem hình thù nó gớm ghiếc ra sao. Nhưng thật lạ, vùng biển này như đã nói rất đẹp và thơ mộng, không có bất kỳ dấu hiệu nào của sự hung dữ chết chóc. Ấy thế mà từ thế kỷ 20 đến nay, nó đã xơi khoảng 100 tàu thuyền, 30 máy bay và trên dưới 1.000 nhân mạng. Nó thực sự là nỗi kinh hoàng với những người đi biển.[/size][/justify]
[justify][size=2]Các ngành khoa học hàng hải, hàng không, địa chất, thủy văn, hoá học, vật lý, toán học, thiên văn
đã bỏ ra không biết bao nhiêu thời gian, công sức để đi tìm bản chất Tam giác quỷ Bermuda nhưng đều thất bại. Cho đến nay nó vẫn là bí ẩn khoa học lớn nhất thời đại, và nó còn tiếp tục thách thức nhân loại.[/size][/justify]
[justify][size=2]Nhà khoa học Anh tên là Ben Celennel thì cho rằng Bermuda như một cái phễu nước khổng lồ. Phễu nước ấy không thể nhìn bằng mắt thường, vì vậy nó che được mắt các thuỷ thủ và khi tàu thuyền đi đến liễn bị hút vào. Ông còn nói đáy biển Berumda có cấu tạo đặt biệt, rất nóng. Hơi nóng làm khí mê tan trong đáy biển bốc lên thành những ống khói với tiếng nổ lớn. Chính tiếng nổ khiến các máy bay mất phương hướng và rơi tự do. Còn giới khoa học Nga lại nghiêng về giả thuyết là có một loại sóng thứ âm ở Bermuda làm rối loạn tâm thần con người, làm gấy tàu thuyền và phá hỏng máy bay.[/size][/justify]
[justify][size=2]Vậy thì tại sao thổ dân sống cách Bermuda không xa lại không bị rối loạn thần kinh? Câu hỏi không có câu trả lởi. Lại một giả thuyết của các nhà khoa học Pháp làm sửng sốt thế giới. Đó là các phân tử nước ở Bermuda có cấu tạo hết sức đặc biệt, theo hình đa diện, vì vậy nó có sức hút với tàu thuyền, máy bay đi qua. Vậy những tàu thuyền bị hút đi đâu mà không để lại dấu vết? Cũng không có câu trả lời
[/size][/justify]
[justify][size=2]Nói tóm lại, đến nay con người đã chinh phục được vũ trụ cách xa chúng ta cả tỷ kim nhưng vùng biển Bermuda ở rất gần chúng ta thì các nhà khoa học vẫn bó tay.[/size][/justify]
|
|