Xác ướp vua Tutankhamun là một xác ướp Ai Cập cổ đại nổi tiếng nhất với nhiều điểm kì lạ chưa có lời giải, trong đó có chi tiết dương vật xác ướp được dựng thẳng đứng.
Khi Tut lên ngôi lại tiếp tục lấy em gái của mình là Ankhesenpaaten, sau này đổi tên thành Ankhesenamun. Do vậy 2 con gái của vua Tut đều chết yểu.
Vua Tutankhamun là một vị vua thứ 18, lên ngôi năm 1333 trước Công nguyên, lúc đó mới 9 tuổi. Sau gần 10 năm cai trị, ông qua đời. Xác ướp của vị vua này mới được phát hiện cách đây 91 năm vào ngày 22.11.1922 tại Thung lũng do nhà khảo cổ người Anh Howard Carter tìm ra.
Năm 1925, xác ướp vua Tut được đưa ra khỏi mộ. Điều đầu tiên khiến các nhà khoa học ngạc nhiên là cách chôn cất kỳ lạ của vị vua đời thứ 18 này không giống với bất kỳ vị vua nào khác. Xung quanh xác ướp được đổ lên bởi một lượng lớn lớp nhựa và dương vật của xác ướp được cố định dựng lên thẳng đứng.
Dương vật của vị vua này được dựng lên nhờ một loại bao bì bằng nhựa. Đến nay người ta vẫn không hiểu vì sao người ướp xác vua Tut lại dựng dương vật lên như vậy. Sự khác lạ này khiến nhiều người suy đoán dương vật có thể đã bị đánh cắp vào năm 1968. Nhưng tới năm 2006, Tiến sĩ Zahi Hawass, nguyên Giám đốc Hội đồng Tối cao Ai Cập về cổ vật, thông báo rằng bộ phận sinh dục xác ướp đã được tái phát hiện, chôn vùi trong cát xung quanh xác ướp 3.300 tuổi .
Một số giả thuyết cho rằng, vua Tut có thể mắc một hội chứng đột biến di truyền dẫn tới hộp sọ ông dài hơn bình thường và làm cho cơ quan sinh dục kém phát triển nên cần có vật nâng. Nhưng gần đây nhiều công bố y học cho thấy giả thuyết này không có đủ bằng chứng. Nhiều nghiên cứu trước cho rằng vua Tut chết do rối loạn tiêu hóa và bị tai nạn xe ngựa khi tham gia chiến trận. Có người lại tin rằng ông chết do bị bệnh cúm.
Việc sử dụng nhiều nhựa cho thấy xác ướp vua Tut cho thấy cách xác ướp có thể không được quy chuẩn. Theo giáo sư Ai Cập học Salima Ikram cho biết, số lượng lớn các loại nhựa có thể đã được sử dụng để bảo vệ phần thi hài của ông dù da thịt xác ướp bị cháy.
Xác ướp còn được bọc bằng một loại băng tương tụ như gạc cứu thương bây giờ, dài khoảng 4,7 mét và có các băng hẹp gồm 50 miếng.
Theo một nghiên cứu ADN năm 2010 về 10 xác ướp trong gia đình vua Tut cho thấy, vị vua này là hậu duệ của một gia đình có giao phối cận huyết. Đây là chính là cây phả hệ của gia đình vua Tut. Các nhà khoa học cho rằng, có thể bố của vua Tut là Akhenaten đã cưới em gái rồi sinh ra vua Tut.
Bùa hộ mệnh kỳ lạ được tìm thấy ở ngực xác ướp vua Tut là một chiếc vòng cổ khác thường. Nó là một loại thủy tinh tự nhiên. Để có được nó người Ai Cập cổ đại phải đi qua sa mạc 500 dặm (800km).