Thực hư câu chuyện loài cá này có thể… ngược dòng nước tiểu xơi "cái ấy" khi các ngư dân "tè bậy" trên sông là như thế nào?
Amazon là một con sông lớn tại khu vực Nam Mỹ cùng hệ sinh thái vô cùng đa dạng, với nhiều loại thực - động vật kỳ lạ và cũng không kém phần nguy hiểm.
Sông Amazon huyền bí tại Nam Mỹ |
Đặc biệt hơn, nơi đây còn ẩn chứa một hung thần nhỏ bé nhưng lại khiến cánh nam giới vô cùng e sợ. Đó là loài cá mang tên Candiru - hung thần chuyên xơi "của quý".
Tìm hiểu về loài cá “hung thần”
Là một loài cá da trơn nước ngọt thuộc họ Trichomycteridae, Candiru sống ký sinh bằng máu của vật chủ - những loài cá lớn ở sông Amazon.
Vì lối sống "bám càng" này, Candiru sở hữu kích thước nhỏ, chiều dài của cá thể lớn nhất chỉ khoảng 40cm.
Phần đầu của Candiru khá nhỏ, với râu cảm quan ngắn gắn quanh đầu, cùng với gai ngắn, hướng về phía sau nắp mang. Phần bụng của Candiru có thể phình to ra sau một bữa hút máu linh đình. Cơ thể Candiru trong mờ nên khó bị phát hiện khi đang vùng vẫy trong vùng nước đục.
Huyền thoại về Candiru – hung thần xơi "của quý"
Đã có nhiều sự tích ly kỳ về những cuộc tấn công của cá Candiru với bộ phận “đặc biệt” của nam giới, trong đó có cả những câu chuyện được thêm chi tiết vô lý chưa được xác thực để tăng độ hấp dẫn.
Vào năm 1855 nhà tự nhiên học người Pháp - Francis de Castelnau viết một bản báo cáo nói về việc một người thổ dân bị Candiru xâm nhập vào bên trong “của quý” bằng cách…bơi ngược dòng nước tiểu khi người này đang “trút bầu tâm sự” xuống sông.
Hình ảnh chụp cắt lớp "hung thần" bên trong của quý của một nạn nhân |
Còn khá nhiều cuộc tấn công khác của cá Candiru với "của quý" con người được ghi nhận. Mới đây nhất - vào năm 1997 - là trường hợp một chàng trai 23 tuổi tại Itacoatiara, Brazil bị Candiru “xâm nhập” vào cơ thể khi anh "tè" bậy. Các bác sĩ đã phải mất 2 tiếng để giúp đỡ anh chàng xui xẻo này giải quyết hậu quả.
Sự vô lý về cách cá candiru tấn công “chỗ hiểm” của con người
Đã có nhiều ý kiến cho rằng, loài cá “hung thần” này tấn công vào niệu đạo của con người bởi chúng bị chất urê trong nước tiểu hấp dẫn.
Không giống Đồ Sơn, Hà Nội còn 20 điểm tụ điểm mại dâm Vntinnhanh.vn – Trong 20 điểm mại dâm thì có 7 điểm công cộng và 13 điểm trong các cơ sở dịch vụ. Theo Phó giám đốc Công an Hà Nội, mại dâm công cộng trên địa bàn ngày có chiều hướng công khai. |
Tuy nhiên giả thuyết này đã ngay lập tức bị bác bỏ. Sau khi tiến hành thí nghiệm trên cá Candiru, các nhà khoa học đã ghi nhận, loài cá này không bị kích thích và có phản ứng với bất kỳ chất hóa học nào. Điều này chứng tỏ loài cá này sử dụng thị giác để xác định mục tiêu.
Cá Candiru không hề thích nước tiểu |
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã câu chuyện cá candiru bơi ngược dòng nước tiểu chui vào bên trong niệu đạo con người chỉ mang tính “dân gian”,”cổ tích”.
Trường hợp của anh chàng người Brazil bị cá Candiru chui vào niệu đạo năm 1997 đã được nhà sinh vật biển Mỹ Stephen Spotte chỉ ra sự vô lý một cách thuyết phục.
Bằng chứng rõ ràng nhất được Spotte đưa ra dựa trên những yếu tố về vật lý. Theo lời kể của bệnh nhân và kết luận của bác sĩ, chú cá đã bơi ngược dòng nước tiểu từ dưới sông lên để chui vào tiết niệu của chàng trai.
Chú cá này không thể bơi ngược dòng nước tiểu để tấn công "của quý" của con người |
Theo mẫu vật thu được, chú cá Candiru này có chiều dài 133,5mm với một cái đầu có đường kính 11,5mm. Kích thước của chú cá này khá to so với ống tiết niệu của bệnh nhân, vì vậy để mọi chuyện diễn ra như lời kể của bệnh nhân và kết luận của bác sĩ, cần phải có một lực đẩy đáng kể để giúp chú thực hiện hành vi.
Thế mà ở đây, chú cá này vừa phải chịu trọng lực từ Trái đất, cộng thêm việc phải gắng sức bơi ngược lại dòng nước tiểu mà vẫn chui được vào một “đường hầm” có kích thước nhỏ hơn cơ thể. Điều này rõ ràng là không hợp lý.
Sự thật thì sao?
Sự thật về câu chuyện vì sao chú cá Candiru này chui vào được bên trong chàng trai chưa thực sự được làm sáng tỏ, nhưng có một điều mà Spotte có thể khẳng định chính là việc người bệnh nhân hoặc vị bác sĩ chữa trị cho anh ta đã bịa ra câu chuyện để “truyền thuyết” về loài cá Candiru thêm hấp dẫn.
Có một số giả thuyết được đặt ra về sự thật của câu chuyện này, cũng như phương pháp thực sự mà Candiru sử dụng để tấn công “chỗ kín” của con người.
Loài cá này vốn là loài sống ký sinh nên chúng luôn có xu hướng bơi đi khắp nơi để tìm kiếm vật chủ.
Tiếp theo, Candiru săn mồi bằng thị giác nên chúng sẽ xác định mục tiêu tại những nơi có nước động. Vì thế những ai trót một lần lội xuống dưới sông đều có thể trở thành con mồi “béo bở” cho cá “ma cà rồng”.
Việc tắm tiên như thế này mới dễ khiến của quý của các nam nhân bị tấn công |
Hơn nữa, vật chủ ưa thích của Candiru là loài cá da trơn thế nên việc chúng tấn công “của quý” đàn ông cũng không phải điều gì lạ.
Và theo bản năng của Candiru, khi loài cá này tìm được vật chủ chúng sẽ “yên vị” trong đó và sống nhờ hút máu, dinh dưỡng của vật chủ mà chúng bám vào.
Nói tóm lại, chuyện tồn tại một loài cá thích xơi “của quý” đàn ông ở sông Amazon là có thật.
Tuy nhiên, chúng sẽ tấn công khi vật chủ đang ở dưới nước, chứ không bơi ngược dòng nước tiểu để chui vào bên trong “của quý” như câu chuyện mà người dân truyền miệng cho nhau.