[justify] [/justify]
[justify]Góa chồng từ tuổi 21[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Lâu lâu mới có điều kiện gặp lại, cũng chả trách nhau được, tôi là anh cán bộ bận bịu ở Thủ đô, còn Nguyễn Thị Thành là bệnh nhân HIV/AIDS ở tít mù khơi trên Phú Thọ (xã Tiên Lương, huyện Cẩm Khê), ven sông Hồng giáp mạn Yên Bái. [/justify]
[justify] [/justify]
Bà Sâm chết lặng với nỗi đau lần lượt mất con (Ảnh: Đặng Ngọc Anh).
[justify]Trong mỗi cái khoảng thời gian tính bằng năm giời chưa gặp lại, thú thật, trong tôi luôn băn khoăn tự hỏi: chả biết cố bé có còn sống nữa hay không? Không ngờ cô cứ sống mãi, rồi lại còn dũng cảm làm được nhiều việc rất khả kính. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]21 tuổi, góa chồng, bị HIV, con trai chết khi mới 4 tuổi đầu vì HIV, bị nhà chồng đuổi ra khỏi nhà, Thành đã chôn lấp đau thương vào một góc, nỗ lực dốc cạn cái sức tàn của mình cho cộng đồng những người có HIV.[/justify]
[justify][justify]Tôi và anh em nhà báo đã từng tham gia vận động người ta đem dăm bảy chục triệu cho Thành và gia đình bớt nhục nhằn trong cuộc chiến kiểu gì cũng… bại trận với quả cầu gai mang tên AIDS. Mỗi lần gặp, là một lần nghe đại gia đình Thành ra sức cảm ơn, ra sức “chúng em tuy là bố mẹ cháu thật nhưng các bác mới là người đã tái sinh ra cháu nhà em một lần nữa”, rồi cả xóm cả làng, cả chục người đàn bà góa có HIV (chồng đều bị AIDS, đã chết) cõng con cháu có HIV đến “tạ ơn” cán bộ. [/justify][/justify]
[justify][justify]Tôi đã từng bảo với anh Cửu, bố Thành rằng: “Nếu anh còn cảm ơn và cảm ơn mãi thế, thì lần sau chúng em sẽ không lên thăm nữa đâu”. Nhưng hễ cứ ba chén rượu vào là anh Cửu lại sụt sùi cảm ơn.[/justify][/justify]
[justify]Vì sao các nạn nhân HIV ở Tiên Lương cảm ơn chúng tôi nhiều thế? Vì sao, khi mà ở rất nhiều những Hội nghị lớn về phòng chống HIV, người ta vẫn không cho quay phim chụp ảnh người có HIV? Vì sao mà cả những tấm gương đứng dậy “sáng lòa” (được báo chí viết như những người hùng) để tuyên truyền vận động người ta chiến đấu với đại dịch thế kỷ HIV/AIDS vẫn rất khắc nghiệt với các nhà quay phim chụp ảnh có ý định đưa gương mặt họ lên báo chí, truyền hình?… [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Trong khi đó, Thành và những nạn nhân đau đớn của HIV cạnh nhà Thành vẫn hồn nhiên đến gặp nhà báo, tâm sự, cho chụp ảnh quay phim. Thậm chí, Thành còn sẵn sàng làm nhân vật chính trong một bộ phim tài liệu về HIV, mà không ai khác, chính tôi đã đưa đạo diễn Lê Hồng Chương, Giám đốc Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương lên ở nhà Thành nhiều ngày để thực hiện (sau này bộ phim được giải vàng của Hội Điện ảnh Việt Nam). [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Tôi đã rất nhiều lần đặt những câu hỏi này, khi ngồi với hàng chục người có HIV ở Tiên Lương. Có lần, Thành bế cháu bé Trần Văn Lương (cháu chết vì HIV, khi chỉ 4 tuổi đầu), bảo tôi: “Bác cứ đưa ảnh mẹ con em lên báo. Để thật nhiều người nhìn vào mà… tránh HIV. Chứ cái mặt em thì, làng này ai cũng biết rõ, biết em là cái con bé bị “ếch vồ” (nhiễm HIV/AIDS), có đăng lên báo thì cũng chỉ đến mức… bị biết mặt, biết bệnh. Còn ở ngoài cái làng này, thì chả ai biết em, họ đọc, họ xem mặt em, cũng chả ảnh hưởng gì đến em. Em có ra khỏi làng bao giờ đâu”.
[/justify]
[justify]Cõng nỗi đau trên lưng[/justify]
[justify]
Thành làm dâu ở nhà ông Trần Văn Sâm. Tôi nghĩ ông Sâm đang giữ kỷ lục đau đớn tầm cỡ… xuyên quốc gia, bởi nhà ông có cả thảy 9 hoặc 10 người bị nhiễm HIV (số liệu do y tế địa phương và Thành, Chủ nhiệm CLB Hoa Sim Tím, quản lý, nhóm họp sinh hoạt với các bệnh nhân thường xuyên cung cấp. Đây cũng là số mà Thành cung cấp cho các tổ chức quốc tế liên quan đến HIV, Thành là Cộng tác viên ăn lương của họ). [/justify]
[justify][/justify]
[justify][/justify]
Tôi nghĩ, kỷ lục nỗi đau phải dành cho người đàn ông này (ảnh: Đặng Ngọc Anh).
[justify] [/justify]
[justify]Xóm của Thành và cái xóm lân cận, có ít nhất 31 người đã nhiễm HIV (nếu xét nghiệm triệt để, dĩ nhiên con số sẽ cao hơn rất nhiều), hầu hết là từ chồng lây sang vợ và các con, nhiều người đã chết. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Sau khi chúng tôi vận động người ta đem tiền về giúp Thành - người đàn bà 21 tuổi góa chồng, nuôi đứa con trai da bọc xương đang chờ tử thần AIDS đón đi, thì xảy ra tranh chấp… tiền của nhà hảo tâm. Bố chồng Thành bảo: “Con tao mấy đứa chết vì HIV, người ta cho tiền là để cho tao và cho các cháu tao”. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Ông đòi cái tiền mà người tốt đã đem cho Thành. Ông đã đánh Thành, Thành ngã chúi, đánh rơi bé Lương từ trên hiên nhà xuống, bé đã chết. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Công an vào khám nghiệm hiện trường, thu được vài vật dụng, trong đó có đôi dép tông mà ông Sâm đã đánh Thành. Thành bế bé Lương từ trạm xá về. Nó tắt thở, lạnh ngắt. Thành ngửa mặt lên trời, dò dẫm đi mãi, đi mãi mà chả biết mình đang đi đâu. Em không khóc được trong buổi chiều hôm đó.[/justify]
[justify][justify]Trong tuyệt vọng, bị nhà chồng đuổi đi, Thành đã làm đơn xin một khoảnh đất “đầu trâu trán chó” ở góc làng. [/justify][/justify]
[justify][justify]Em tình nguyện làm một chiến binh “tay không bắt giặc”, quyết tâm vận động mọi người đứng vững trước bản án tử hình đã “ký nhưng chưa kịp thực thi” (căn bệnh thế kỷ). [/justify][/justify]
Bàn thờ đứa con trai 4 tuổi của Thành (Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng).
[justify][justify]Khi Tiên Lương bị gọi là miền “ết”, khi mà nhiều người thiếu hiểu biết đã âm thầm tẩy chay nhiều thứ của Tiên Lương, Thành đau đớn, đau như khi em đánh rơi con xuống bậc thềm để cho chết vậy. Câu lạc bộ Hoa Sim Tím (hoa của miền Trung du quê em) ra đời, trụ sở đặt tại nhà Thành, sinh hoạt đều đặn, các quan sát, nghiên cứu bệnh được gửi về các tổ chức ở Hà Nội, chị em bảo ban nhau làm ăn, chung sống với HIV. [/justify][/justify]
21 tuổi, Thành đã phải cõng trên lưng nỗi đau quá lớn (ảnh Đặng Ngọc Anh).
[justify][justify]Thế rồii, một tổ chức quốc tế đã mời cô bé có nghị lực thép ở chốn quê heo hút kia ra khỏi làng, làm cộng tác viên đắc lực cho họ. Rồi Thành đi như con thoi từ Tiên Lương ra Hà Nội, ra các hội nghị chuyên đề, các báo cáo chuyên đề về HIV/AIDS. [/justify][/justify]
[justify][justify]Tôi thấy, dường như cô bé Thành đã thổi vào không khí của các cuộc vận động, của các hội nghị lê thê của lực lượng phòng chống HIV một luồng sinh khí khác. [/justify][/justify]
[justify][justify]Hồn nhiên, thật thà, quyết liệt. Em cõng trên lưng những nỗi đau quá lớn của vùng đất khốc liệt, tang tóc, tàn độc bởi HIV kia. Em vẫn từ từ đưa tiễn từng người hàng xóm, anh em họ hàng của mình về trời vì căn bệnh ấy, trong số đó có chồng em, con trai em, nhiều người trong gia đình nhà chồng, nhiều anh chị em từng nhiều năm xóm mạc với em.[/justify][/justify]