Ngoài ra, ông Phạm Đình Thắng, Phó Cục trưởng Cục này còn chia sẻ rất nhiều thông tin về những điểm mới sắp tới mà Cục sẽ đề xuất sửa đổi cho dự thảo Nghị định Quy định về công tác biểu diễn nghệ thuật nói chung, như: Phạt cấm biểu diễn (có thời hạn) đối với nghệ sĩ vi phạm quy định về phục trang, sẽ cấp phép cho 2 cuộc thi sắc đẹp cấp quốc gia mỗi năm thay vì chỉ một như hiện nay…
- Gần đây có nhiều vụ việc vi phạm trong hoạt động BDNT như: ca sĩ hát nhép, mặc trang phục phản cảm; lợi dụng biểu diễn nghệ thuật đương đại để… khỏa thân; nhà tổ chức biểu diễn treo băng rôn và quảng cáo nội dung sai nội dung… Tuy nhiên, chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động BDNT chưa có hiệu quả răn đe, nên những người vi phạm… không “run”. Đứng ở góc độ của cơ quan quản lý, ông có ý kiến gì về vấn đề này?
- Hiện nay mọi vi phạm trong lĩnh vực BDNT đều áp dụng theo Nghị định 75 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa.
Mới đây Sở VHTTDL Quảng Bình đã xử phạt đơn vị tổ chức chương trình Đêm mỹ nhân vì lỗi để ca sĩ ăn mặc phản cảm, khiến dư luận bức xúc. Biểu diễn chương trình không đúng như buổi duyệt, đó cũng là một hành vi nữa cần phải phạt nhưng rốt cuộc lại không xử.
Thế nhưng mức xử phạt 3,5 triệu đồng là quá nhẹ. Mặt khác, theo báo cáo của Sở VHTTDL Quảng Bình thì đơn vị tổ chức đã cho biểu diễn chương trình không đúng với buổi tổng duyệt.
Với cái lỗi này, lẽ ra cần phải xử phạt nặng hơn nữa… nhưng lại không bị xử lý gì. Quả là bất cập. Vì thế, Cục NTBD sẽ kiến nghị sửa đổi Nghị định 75 để đưa những hành vi vi phạm như thế này vào khung hình phạt hợp lý hơn, nặng hơn với mức từ 15 đến 20 triệu đồng, thậm chí cao hơn.[/size]
[size=3][/size] |
[size=3] Ca sỹ Minh Hằng trong Đêm mỹ nhân[/size] |
- Trong Nghị định 75 không quy định chỉ phạt riêng đơn vị tổ chức BDNT hay ca sĩ. Đáng tiếc là thanh tra đã không tiến hành xử phạt ca sĩ Minh Hằng, người trực tiếp gây ra hậu quả này. Bởi vậy, cần phải xem lại trách nhiệm của Thanh tra Sở VHTTDL Quảng Bình khi chỉ quy trách nhiệm cho nhà tổ chức biểu diễn mà dung túng cho ca sĩ nhởn nhơ sau khi vi phạm.
Theo tôi không chỉ có ca sĩ Minh Hằng mà còn một số ca sĩ khác cũng đã ăn mặc không phù hợp với nội dung và tính chất nghiêm túc của chương trình đó. Mặt khác, việc xử lý của thanh tra Sở còn quá chậm trễ chứng tỏ phản ứng chậm với những sai phạm xảy ra, phải để tới khi dư luận và báo chí vào cuộc, Cục NTBD đã phải gửi văn bản nhắc nhở 2 lần mới đưa ra hình thức xử phạt. Qua sự việc này tôi nghĩ rằng không chỉ Sở VHTTDL Quảng Bình mà các Sở VHTTDL trên toàn quốc cần rút kinh nghiệm về thẩm định cấp phép chương trình cũng như vấn đề thanh tra, kiểm tra các hoạt động này.
- Trước những vi phạm xảy ra trong lĩnh vực hoạt động NTBD, đặc biệt là ở lĩnh vực biểu diễn nhạc nhẹ, ông có nghĩ, cần thiết phải cấp thẻ hành nghề cho nghệ sĩ để có thể rút phép, “treo giò” những nghệ sĩ cố tình vi phạm?
- Hiện nay chỉ tính riêng lực lượng nghệ sĩ trong công lập lên tới hơn 6.000, chưa tính tới lực lượng nghệ sĩ hoạt động tự do. Những vi phạm về hoạt động nghề nghiệp đối với nghệ sĩ công lập hầu như không có, phạm vi xảy ra thường ở một số nghệ sĩ, ca sĩ tự do và chủ yếu tập trung ở TP.HCM.
Theo tôi để cấp lần thứ 2 chúng ta phải rất thận trọng vì việc huy động cả một hệ thống trên toàn quốc nếu không cẩn thận sẽ gây tốn kém ngân sách nhà nước mà hiệu quả không nhiều. Muốn cấp thẻ hành nghề lại, chúng ta phải tổ chức nhiều cuộc hội thảo riêng về vấn đề này, xin ý kiến các Bộ, ngành, các Sở VHTTDL, UBND các đơn vị nghệ thuật, các nhà tổ chức biểu diễn và nghệ sĩ, nếu đạt được sự đồng thuận cao mới báo cáo Chính phủ cho phép.
Cá nhân tôi cho rằng hình thức răn đe hiệu quả nhất hiện nay là ngoài việc kiến nghị nâng cao hình thức xử phạt ngoài tiền, cần có hình thức phạt bổ sung ví dụ như tạm dừng biểu diễn của những nghệ sĩ vi phạm trong phạm vi toàn quốc trong một thời gian ngắn hay dài tùy theo mức độ vi phạm của từng trường hợp.
Theo tôi, đây là hình thức hữu hiệu nhất đối với người nghệ sĩ, không gì sợ bằng bị cấm hành nghề. Sắp tới Cục NTBD sẽ kiến nghị sửa đổi và sắp xếp lại mức hành vi xử phạt và bổ sung hình thức xử phạt trong Nghị định 75 cho hợp lý.
- Thưa ông, được biết dự thảo Nghị định quy định về BDNT đã được sửa đổi hàng chục lần. Liệu sau khi sửa đổi sẽ hạn chế được những nhược điểm từ quy định cũ và góp phần bình ổn lĩnh vực này?
- Trong phạm vi điều chỉnh quy định rất mở, những lĩnh vực mới phát sinh như nghệ thuật đường phố, dance sport… và nhiều hình thức nghệ thuật mới đã có cách gọi chung trong giải thích từ ngữ là “các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác” để nếu có hình thức nghệ thuật mới phát sinh sẽ vẫn được đưa vào hình thức áp dụng.
Đối tượng các đài truyền hình, phát thanh trước đây không thuộc phạm vi kiểm duyệt, giờ muốn biểu diễn trước công chúng phải có xin phép, phải thẩm định chương trình và thực hiện theo quy định của Nghị định này.
Các đơn vị lực lượng vũ trang muốn tổ chức BDNT ngoài kế hoạch, có doanh thu cũng phải xin phép ở từng địa phương, thành phố diễn ra hoạt động biểu diễn. Các nhà xuất bản trước đây chỉ hoạt động theo luật báo chí nhưng nếu việc xuất bản có liên quan tới lĩnh vực NTBD thì cũng sẽ phải xin cấp phép. Lĩnh vực thi hoa hậu cũng sẽ rất mở nhưng cũng chặt chẽ hơn so với quy định cũ.
Trước đây số lượng tổ chức chỉ được 1 cuộc thi cấp quốc gia, Nghị định lần này sẽ cho phép 2 cuộc thi cấp quốc gia, các cuộc thi vùng, ngành vẫn thế, không có gì thay đổi. Điều kiện để thí sinh của VN đi dự các cuộc thi quốc tế sẽ không chỉ dừng ở các danh hiệu giải nhất, nhì, ba mà cho tất cả những thí sinh có giải ở bất kỳ cuộc thi nào cũng có thể đi dự thi quốc tế, miễn là phù hợp với tiêu chí của các cuộc thi quốc tế mà họ đăng ký.[/size]