Lòng hồ Gươm có cả bát nhang, xe đạp hư
Các nhà khoa học đều thống nhất nhận định nhiều vết thương xuất hiện trên cơ thể rùa hồ Gươm như ở cổ, ở mai, ở chân khiến những lo ngại về sức khỏe của cụ rùa này rất có cơ sở. Các ý kiến phát biểu đều thống nhất cần phải chữa trị các vết thương, đây là vấn đề rất cấp bách, thậm chí rất cần phải đưa cụ rùa hồ Gươm lên bờ để đánh giá tình trạng thương tích trước khi quyết định việc điều trị. PGS.TS Hà Đình Đức bức xúc: “Tôi đề nghị đưa ngay cụ rùa lên vùng bãi chân tháp rùa để kiểm tra và chữa trị, tránh để tình hình ngày càng xấu thêm”.
Phân tích nguyên nhân khiến rùa hồ Gươm bị thương, chuyên gia về lĩnh vực thủy sản, TS Nguyễn Viết Vĩnh khẳng định nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do việc dùng cần câu quăng lưỡi chùm để câu trộm, cũng có thể do các vật sắc nhọn trong lòng hồ tạo ra.
Thừa nhận tất cả các mặt hạn chế trong quá trình bảo vệ, bảo tồn rùa hồ Gươm, ông Lê Xuân Rao cho biết các điều kiện về môi trường, nơi sinh sống của rùa hồ Gươm đang có nhiều thách thức. Thách thức đầu tiên, ông Rao cho rằng vấn đề cốt lõi là môi trường nước trong hồ đang ô nhiễm quá nặng.
Lượng bùn và các lớp trầm tích bồi lắng khiến mực nước trong lòng hồ ngày càng nông. PGS Hà Đình Đức nói hàng trăm năm hồ Gươm vẫn chỉ là hồ tù đọng, trong hồ có quá nhiều vật cản do con người đổ xuống. Quả thật, khi tiến hành thử nghiệm hút tách bùn trong lòng hồ, ít ai nghĩ hồ Gươm chỉ sâu 40-60cm, cũng ít ai nghĩ trong lòng hồ có cả xe đạp hỏng, bát hương vỡ và nhiều vật dụng khác” - ông Rao nói.
[size=1]Theo PGS Hà Đình Đức: “Sức khỏe của cụ rùa từ cuối năm 2010 đến nay ngày càng trầm trọng”[/size]
Để rùa hồ Gươm không tuyệt chủng
Theo GS.TS Mai Đình Yên, việc chữa trị các vết thương của rùa hồ Gươm mới chỉ giải quyết được một phần vấn đề. Nếu chữa trị xong mà môi trường nước vẫn ô nhiễm như vậy, kết quả lại bằng không. “Tôi đề nghị nên kết hợp việc chữa bệnh với việc lấy mẫu xác định ADN để giải đáp thắc mắc hiện nay là cụ thuộc loài nào, cụ ông hay cụ bà rùa” - GS Yên nói.
Trước những ý kiến lo lắng về vấn đề tâm linh, GS Đặng Huy Huỳnh - chủ tịch Hội Động vật học VN - khẳng định khi hồ Gươm không còn rùa, giá trị của hồ Gươm vẫn sẽ còn nguyên vẹn. “Cá nhân tôi với tư cách là chủ tịch Hội Động vật học, tôi rất cảm ơn các nhà khoa học đã nhất trí cao cần phải cứu và chữa trị cho rùa hồ Gươm. Tôi nghĩ làm việc này cần trách nhiệm, bản lĩnh hơn là vấn đề tâm linh. Có linh thiêng thì rùa hồ Gươm cũng vẫn là loài động vật bò sát, ốm đau phải được chữa trị chứ không thể bỏ mặc” - GS Huỳnh nói.
Đồng tình với ý kiến rùa hồ Gươm không thể trường tồn, TS Nguyễn Viết Vĩnh cho rằng đến một lúc nào đó cụ rùa hồ Gươm cũng sẽ chết. Vì vậy, ông đề nghị cần có nghiên cứu cụ thể về nguồn gen, thậm chí cần tính đến việc phát triển nguồn gen này để rùa hồ Gươm không bị tuyệt chủng.
Mỗi lần cụ rùa xuất hiện (ảnh nhỏ) đều thu hút sự quan tâm của người dân Hà Nội và du khách
Trước mắt, ông Rao cho biết sẽ báo cáo UBND TP cho bổ cập nguồn nước để làm giảm mức độ ô nhiễm trong hồ Gươm, tiến hành nạo vét, thu dọn các vật cản trong lòng hồ và triển khai đặt lồng bẫy bắt rùa tai đỏ ngay trong tháng 3-2011, một kế hoạch đã có từ trước cuộc hội thảo.
<font class="Apple-style-span" face="Arial"><span class="Apple-style-span" style="font-size: 12px;">