Sinh vật này là nỗi khiếp sợ cho các ngư dân và cũng là niềm kinh ngạc cho các nhà khoa học. Lý do là chúng có khả năng phát điện kỳ lạ và sử dụng điện một cách thông minh.
[/justify]
Lươn điện là một sinh vật nhìn qua hết sức tầm thường xấu xí. Tuy gọi là lươn, nhưng thực sụ là một loài cá sống ở vùng Nam Mỹ, trung bình dài khoảng 1m nhưng có thể đạt tới 2.5 -3 m, nặng 20 ký. Chúng hô hấp không bằng cách lọc không khí trong nước, cứ 10 phút một lần phải nổi lên mặt nước, đớp một lượng không khí rồi lặn xuống. Chúng có mắt rất nhỏ và phần thính giác được liên hệ với bong bóng để trợ giúp tật mù lòa nghễng ngãng.
Phải chăng con vật cổ lỗ sĩ này chưa được "tiến hóa", hoặc đang trên đường "diệt vong"?
Sinh vật này là nỗi khiếp sợ cho các ngư dân và cũng là niềm kinh ngạc cho các nhà khoa học. Lý do là chúng có khả năng phát điện kỳ lạ và sử dụng điện một cách thông minh. Lượng điện phát ra không phải một phần triệu volt như trong hệ thống thần kinh con người, nhưng đến 5-6 trăm Vôn với cường độ 1 Ampe, tức đủ năng lượng làm sáng 5 bóng đèn 100 Wat. Khi cần, chúng có thể sản xuất dung lượng mới trong vòng tích tắc và bắn ra liên tục trong vòng 1 giờ mà không có giấu hiệu mệt mỏi.Chúng có thể điều khiển hiệu thế từ và cường độ dòng diện tùy theo khoảng cách, độ lớn của mục tiêu và mục đích việc sử dụng vũ khí này. Lươn điện còn tĩch lũy 8 tiếng đồng hò sau khi chất, khí nhiều người thiệt mang khi sờ vào chúng.
Làm cách nào con lươn điện phát điện và sử dụng điện? Làm sao khi phát điện, chúng giết các con vật khác mà bản thân không bị tổn thương?
Một phần năm cơ thể con lươn điện là các phủ tạng như cá bình thường, còn bốn phần năm là khối lượng của các "bình điện" (Ắc-qui). Các bình điện được sắp xếp trong 2 phần: Một phần sản xuất, tích trữ và sử dụng hiệu thế thấp, chủ yếu trong việc thăm dò và phân tích thông tin về môi trường và các hoạt động xung quanh; Còn phần thứ hai dùng hiệu thế và cường độ lớn để săn mồi và tự vệ. Mỗi một con lươn điện có tới 200 ngàn bình điện nhỏ, mỗi bình phát ra vài milivôn, nhưng khi nối kế tiếp sẽ tạo hiệu thế hàng trăm vôn, hoặc nối song song tạo cường độ mạnh sát sinh. Mỗi một "bình điện" được nối với bộ não qua hệ thống dây thần kinh phức tạp. Bộ não con lươn phân tích mục đích nhu cầu phóng điện, tính toán tỷ số hiệu thế, cường độ và điều khiển các bình điện được "đóng cầu dao" theo mạng nối tiếp hay mạng song song… . Các bình điện phải nhận được mệnh lệnh cùng một lúc để có thể phát điện nhất thời, vì vậy dây thần kinh nối bình điện ở gần bộ não phải dài hơn hoặc nhỏ hơn so với dây nối bình diện ở xa bộ não, hoặc mệnh lệnh tới các bình điện ở gần phải được phát đi chậm hơn mệnh lệnh đối cho các bình điện ở xa.. Tất cả quá trình phức tạp này chỉ xảy ra trong phần ngàn tích tắc thời gian.
Con lươn điện luôn phát ra các sóng điện nhỏ để thăm dò và phân tích môi trường xung quanh. Chính vì vậy mà chúng không cần mắt. Ở trên da của chúng có rất nhiều tế bào cảm ứng tinh vi để tiếp nhận sự thay đổi điện trường khi có sinh vật khác tới gần. Để không quấy động điện trường vì vận động vây và đuội của bản thân như những con cá khác, con lươn điện di chuyển bằng hàng vây nhỏ trên lưng, dưới bụng như băng lụa. Da của con lươn điện còn có tác dụng cách điện để nó không bị "gậy ông đập lưng ông". Nếu bị xước da, chúng sẽ là nạn nhân đầu tiên của chính mình. Tuy nhiên còn có những yếu tố khác khiến chúng dùng điện một các an toàn, lấy ví dụ trong khi điện chúng phát ra khiến sinh vật khác không "giãy dụa" cũng "sửng sốt", còn trứng và các con lươn con của nó chẳng "bị nổ tung hay cháy não."
Theo giả thiết, con lươn điện được tiến hóa từ con lươn bình thường: Ở một thời điểm nào đó, có tế bào tự nhiên phát sinh ra điện, nhờ vậy, con lươn dị ngộ này có khả năng tồn tại cao hơn. Từ đó có loài lươn điện. Nếu vậy, có người sẽ hỏi, từ khi đột biến xuất hiện tế bào phát điện đến thời điểm có một nhóm nhiều tế bào phát điện kết hợp mới nhau thành một bình điện, rồi từ một bình điện tiến lên 200 ngàn bình điện cần có bao nhiêu thời gian. Khi có bình điện mà chưa có hệ thần kinh điều khiển quá trình xản xuất, tích trũ và sử dụng điện, thì con lươn này mang hệ bình điện kích thước tới 4/5 khối lượng cơ thể để làm gì trong suốt thời gian dài như vậy. Nếu có hệ thống phát điện, hệ thống thần kinh điều khiểu trưởng thành, mà da của loài này chưa có tính chất bảo vệ thì chúng làm sao sống nổi lúc "vung gươm" trước kẻ thù" hoặc hoặc khi "âu yếm" với bạn tình. Điều đáng ngạc nhiên là không chỉ có lươn diện duy nhất biết dùng điện để phân tích môi trường, săn mồi và bảo vệ, nhưng cả một số loài khác như cá trê điện, cá đuối điện hoàn toàn không liên hệ họ hàng với nhau cũng có khả năng tương tự. Chúng sống rải rác các nơi trên thế giới.Nếu xếp các sinh vật có khả năng phát điện vào trong một gia đình dòng họ, chúng lại cọc cạch trong sự khác nhau của các chi thể khác và lối sống, ví dụ lươn điện là loài cá nước ngọt và có xương cứng, có vảy, còn cá đuối điện sống ngoài biển, xương sụn, và không vảy. Một con thì dài như rắn, còn con kia thì vuông như cái diều…..
Càng đi sâu nghiên cứu sinh học, chúng ta càng thấy cấu tạo thể thể và cuộc sống cái loài vật quá tinh vi và kỳ diệu và ấy không thể là hậu của của quá trình tiến hóa sự tiến hóa một các tình cờ . Sự tinh xảo và hợp lý của tạo hóa chỉ cho chúng ta thấy bàn tay và trí tuệ của Đấng tạo ra chúng.