Chuyện lạ 2015-06-16 08:45:00

[MacproDS] Đôla Zimbabwe và tiền Việt Nam qua các thời kỳ


Tại Việt Nam, đôla Zimbabwe được bán nhiều ở các cửa hàng kinh doanh tiền độc, lạ. Việc sở hữu những đồng tiền có mệnh giá hàng trăm nghìn tỷ không quá khó khăn. Người mua có thể đến tận nơi, khi mua với số lượng lớn sẽ được miễn phí giao hàng. Mức giá phổ biến cho các tờ tiền Zimbabwe bán ở Việt Nam là 70.000-150.000 đồng.  Trên thực tế, nhiều mệnh giá đôla Zimbabwe chênh cả chục nghìn tỷ nhưng khi bán tại Việt Nam, giá hơn kém nhau chỉ vài chục nghìn đồng. Theo quảng cáo trên một số trang web, một tờ 50.000 tỷ đôla Zimbabwe có giá bán 150.000 đồng. Trong khi đó, tờ 20.000 tỷ đôla Zimbabwe, mặc dù có mệnh giá thấp hơn, lại được bán ra 160.000 đồng.


  Các mệnh giá đôla Zimbabwe khác nhau được rao bán trên một trang web. Ảnh chụp màn hình.

  Một người buôn đôla Zimbabwe tại Hà Nội cho biết, nguồn hàng chủ yếu được lấy từ Ebay hay Amazon. Giá bán cho các tờ tiền dao động 100.000-160.000 đồng. Theo anh này, sự khác biệt về giá cả phụ thuộc vào nguồn cung, không hoàn toàn nằm ở mệnh giá của tờ tiền.  Còn theo một người buôn tiền độc lạ tại TP HCM, nguồn cung đôla Zimbabwe không nhiều như những loại khác, dù nhu cầu đối với tờ tiền này khá lớn. Nguồn đôla Zimbabwe không đều đặn do phụ thuộc vào nhiều đầu mối ở nước ngoài.  Hiện tại, ở Việt Nam, 100.000 tỷ đôla Zimbabwe là mệnh giá khó kiếm hơn cả và cũng có giá bán cao nhất. Giá một tờ tiền này lên tới 400.000-500.000 đồng, cao gấp 4-5 lần loại thông thường.  Ai mua đôla Zimbabwe? Theo chủ một cửa hàng buôn bán ngoại tệ độc lạ tại Hà Nội, khách mua rất đa dạng, chủ yếu để sưu tập, tặng quà hoặc mừng tuổi.  Chị Thảo, một giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội, cho biết, vài năm trở lại đây, chị thường mua những tờ tiền độc lạ để làm quà tặng hoặc mừng tuổi mỗi dịp Tết Nguyên đán. Chi phí thực tế không lớn, lại có giá trị cao về tinh thần, những đồng tiền độc, lạ là "cứu cánh" cho chị mỗi dịp muốn có món quà khác biệt


.  Nhu cầu với đôla Zimbabwe tại Việt Nam ngày càng lớn. Ảnh: Ngọc Lan.

  Còn ông Minh, một doanh nhân trong lĩnh vực xây dựng cho rằng, sở hữu những đồng tiền độc đáo có mệnh giá cao sẽ đem lại may mắn. "Với dân làm ăn chúng tôi, một số người rất mê tín nên thường giữ tiền 'độc' để lấy may", ông Minh chia sẻ. Ngoài ra, khách hàng này cũng mua những tờ đôla Zimbabwe làm quà tặng cho bạn bè, người thân. Chị Phương, một người buôn bán đôla Zimbabwe ở Hà Nội cho biết, đa số khách mua đều là những người quan tâm tới các vấn đề chính trị, kinh tế hoặc thích sưu tầm tiền tệ. So với một số ngoại tệ lạ khác có giá cả triệu đồng, giá đôla Zimbabwe không thuộc nhóm đắt. Chính vì thế, nhiều người dễ dàng tiếp cận với loại tiền này. "Thậm chí, cả người bán vé số cũng mua đôla Zimbabwe như để thỏa mãn thú vui", chị Phương chia sẻ. Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, cựu Thành viên HĐQT độc lập Ngân hàng An Bình, việc xuất hiện những đồng tiền như đôla Zimbabwe ở Việt Nam hoàn toàn dựa trên tâm lý mê tín, lấy may của người mua. Mặc dù không có giá trị thanh toán, song những đồng tiền trên lại có giá trị lớn về tinh thần cho người sở hữu.

Các "tỷ phú" làm không đủ sống Edwin Makotore, một người Zimbabwe, hàng ngày vẫn cùng vợ và con lăn lộn kiếm sống từng bữa. Edwin là người duy nhất trong gia đình có công việc ổn định. Tuy nhiên, với tình trạng siêu lạm phát, Edwin không đủ khả năng lo cho gia đình, theo Guardian. Tại quốc gia này, chỉ 1/5 dân số trưởng thành có việc làm. Đối với người dân tại quốc gia này, có việc làm là yếu tố sống còn. Tuy nhiên, do tiền kiếm được liên tục mất giá, Edwin vẫn không đủ trang trải cuộc sống. "Vợ thậm chí phải cho tôi tiền để có thể di chuyển tới chỗ làm. Chúng tôi không đủ tiền cho con đi học, vì thế nó phải phụ mẹ ra đường kiếm sống. Vợ tôi không kiếm được việc, phải buôn thúng bán mẹt để lo cho gia đình", anh tâm sự.


  Các "tỷ phú" chết đói tại Zimbabwe. Ảnh: Yahoo.

Hàng hóa ở đất nước nghèo đói này không rẻ, so với thu nhập bình quân của người dân. 1 lon Coca có giá 2 USD, 1 hộp bơ đậu phộng 4 USD. Trong khi đó, GDP bình quân đầu người tại đây là 600 USD, thấp thứ 3 thế giới.  Những con số trên cho thấy nhu yếu phẩm cơ bản tại Zimbabwe có giá đắt hơn hẳn so với các nước có thu nhập cao hơn tại châu Phi. Thậm chí, tại Nam Phi, quốc gia có thu nhập trung bình cao gấp 19 lần Zimbabwe, chi phí cho nhu yếu phẩm cơ bản rẻ hơn nhiều.  Khi "tỷ phú" đào mộ để sống sót  Theo tính toán của Chính phủ Zimbabwe, một người dân nước này cần 1,16 USD/ngày để tồn tại. Còn theo World Bank, mức sống dưới 1,25 USD/ngày bị liệt vào danh sách cực kỳ nghèo đói. Tình trạng đói nghèo ở Zimbabwe đã trở nên tồi tệ đến mức, nhiều người kiếm sống bằng cách đào bới các ngôi mộ để lấy cát, đá bán. 


Nhiều người Zimbabwe kiếm sống bằng cách đào bới các ngôi mộ lấy cát, đá bán. Ảnh: BBC. 

Tình hình kinh tế Zimbabwe rất tồi tệ trong nhiều năm trở lại đây. Nông nghiệp vốn là ngành nghề chủ đạo ở quốc gia này vừa trải qua một cuộc khủng hoảng lớn khi hạn hán kéo dài.  Theo thống kê từ Mạng lưới Cảnh báo Nông nghiệp Quốc tế, quốc gia châu Phi này mới chỉ sản xuất đủ một nửa lượng lương thực cần thiết cho đến mùa thu hoạch 2016. Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuyên bố không hỗ trợ cho đến khi Zimbabwe trả đủ số tiền đang nợ. "Chúng tôi đang chứng kiến nghèo đói diễn ra ở khắp nơi. Thậm chí, ngay tại Harare (thủ đô Zimbabwe), tôi dễ dàng chứng kiến cảnh người chết vì không có thức ăn. Tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn ở vùng nông thôn, và chúng tôi không biết kêu cứu ai", một người Zimbabwe nói trong tuyệt vọng.



Zimbabwe đổi 175 triệu tỷ đôla nội tệ lấy 5 USD

Đồng đôla Zimbabwe đã mất giá trầm trọng kể từ khủng hoảng siêu lạm phát năm 2008. Hiện tại, với số dư tài khoản 175 triệu tỷ đôla Zimbabwe, người dân chỉ đổi được 5 USD.

Ngân hàng Trung ương Zimbabwe vừa ra thông báo phế bỏ đồng nội tệ vào ngày 11/6. Theo đó, kể từ 15/6 cho tới cuối tháng 9, Chính phủ nước này sẽ quy đổi nội tệ cũ ra ngoại tệ, Business Insider đưa tin.

Bất kỳ tài khoản nào có số dư từ 0 đến 175 triệu tỷ đôla Zimbabwe sẽ được nhận một khoản tiền đồng hạng 5 USD. Với những tài khoản có số dư cao hơn, mỗi 35 triệu tỷ đôla Zimbabwe sẽ được đổi lấy 1 USD. 

"Chúng tôi đã thông báo với toàn bộ các ngân hàng trong nước để phối hợp tiến hành việc quy đổi", John Mangudya, Thống đốc Ngân hàng Zimbabwe tuyên bố. 

Tờ tiền có mệnh giá 100.000 tỷ đôla Zimbabwe. Ảnh: Telegraph.

Quá trình quy đổi tiền Zimbabwe sẽ được tiến hành với các ngoại tệ như USD, rand Nam Phi và pula Bostwana. Động thái này nhằm khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng siêu lạm phát tại quốc gia này kể từ năm 2008. 

Kinh tế Zimbabwe rơi vào khủng hoảng siêu lạm phát dưới thời của Tổng thống Robert Mugabe, người lãnh đạo quốc gia này kể từ năm 1987. Những chính sách bất hợp lý của Mugabe, cụ thể là việc in tiền không kiểm soát, là nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng. Mugabe nổi tiếng với phát ngôn gây sốc: "Nếu thiếu tiền, chúng tôi sẽ tự in thêm".

Theo số liệu thống kê chính thức, lạm phát tại Zimbabwe vào thời điểm cao nhất lên tới 231.000.000%. Tuy nhiên, theo phân tích của chuyên gia, lạm phát thực tế có thể đã lên tới 4.000.000.000%. 

9 đồng tiền rẻ nhất thế giới

Những đồng tiền dưới đây được liệt vào danh sách có giá trị thấp nhất, so với đồng USD của Mỹ.


9. Kwacha (Zambia)

Năm 1968, khi ra đời để thay thế cho đồng Zambian Pound, 1,2 Kwacha có giá trị tương đương với 1 đôla Mỹ. Con số nói trên được cho là vô cùng ấn tượng. Tuy nhiên càng về sau, giá trị của đơn vị tiền tệ này càng tụt dốc không phanh so với đồng bạc xanh. Bắt đầu từ tháng 1/2013, Zambia tái cơ cấu lại đồng tiền của mình, bên cạnh đó cũng thay đổi mã giao dịch của đồng Kwacha từ ZMK thành ZMW.


8. Won (Triều Tiên)

Sau khi ra đời thay thế cho đồng yên Triều Tiên vào ngày 6/12/1947, đồng won trở thành đơn vị tiền tệ chính thức của Triều Tiên. Tuy vậy, đồng tiền này lại bị các nhà chức trách giới hạn chỉ được sử dụng bởi những người có quốc tịch Triều Tiên. Đối với khách du lịch hoặc người mang quốc tịch khác, Chính phủ Triều Tiên phát hành những đồng xu và tiền giấy riêng dành cho họ. Trên thực tế, rất nhiều đơn vị tiền tệ đã được Chính phủ Triều Tiên phát hành, tuy nhiên tất cả đều không thể cứu vãn được sự mất giá có tính liên tục của đồng won.


7. Franc (Ghi-nê)

Đồng Franc được ra đời năm 1959, thay thế cho đồng CFA Pháp vốn được sử dụng rộng rãi tại lục địa đen. Tuy nhiên, các yếu tố như tỷ lệ nghèo đói luôn ở mức cao, lạm phát cộng thêm bất ổn về chính trị, đồng franc Ghi-nê liên tục lao dốc, và hiện đứng hạng 8 trong số  những đơn vị tiền tệ có ít giá trị nhất : 1 đôla Mỹ tương đương 7.016 GNF


6. Kip (Lào)

Chính phủ Lào đang làm mọi cách để nâng giá đồng tiền của mình. Đồng kip ra đời vào năm 1952, từ đó đến nay vẫn là đơn vị tiền tệ chính thức của Lào. Trong những năm gần đây, đồng kip đã có sự chuyển biến mạnh mẽ: Nếu như năm 2009, 1 đôla Mỹ tương đương 8.556 kip thì hiện tại, 1 đôla Mỹ đổi được khoảng 8.052 kip.


5. Ruble (Belarus)

Siêu lạm phát, bất ổn chính trị là những tác nhân chủ yếu dẫn tới sự giảm giá của đồng ruble. 1992 là thời điểm ra đời của đồng ruble, từ đó tới nay, giá trị của loại tiền này dần dần sụt giảm do khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, chính phủ Belarus đã phần nào khôi phục lại giá trị của đồng ruble thông qua các điều chỉnh hợp lý. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho đất nước này.


4. Rupiah (Indonesia)

Đồng rupiad là đơn vị tiền tệ chính thức của Indonesia, quốc gia theo đạo Hồi lớn nhất. Ra đời trong khoảng thời gian cách mạng Indonesia 1946-1949, đồng tiền trên chính thức trở thành đơn vị tiền tệ của Indonesia, sau khi nước này giành được độc lập. Mặc dù đơn vị tiền tệ chính thức có giá trị không cao và có xu hướng giảm, Indonesia vẫn luôn là quốc gia Đông Nam Á được đánh giá có nền kinh tế đang nổi lên. Một báo cáo vào năm 2013 chỉ ra rằng, Indonesia đã tăng được giá trị nội tệ của mình.


3. Dobra (São Tomé và Príncipe)

Sẽ rất nhiều người không biết tới sự tồn tại của đảo quốc nhỏ bé nằm ở bờ biển phía Tây châu Phi này. Ca cao là nguồn thu chủ yếu của São Tomé và Príncipe trước đây. Sau khi dầu mỏ được phát hiện, quốc gia nhỏ bé này nhận nhiều hơn vốn đầu tư nước ngoài và kinh tế dần được phát triển. Tuy nhiên, đồng nội tệ của đảo quốc này luôn rơi vào trạng thái không ổn định và sụt giảm về giá trị.


2. Shilling (Somali)

Somali được coi là quốc gia có vấn nạn tham nhũng cao nhất thế giới. Tỷ lệ trộm cắp cao, nghèo đói, nền kinh tế bất ổn và rất nhiều những vấn đề khác là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên của Somali. Cũng bởi lẽ đó mà đồng shilling không có giá trị cao kể từ khi ra đời vào năm 1962. Cuộc nội chiến tại Somali là thời điểm mà đơn vị tiền tệ này bắt đầu lao dốc.


1. Rial (Iran)

Quốc gia Trung Á này hiện đang là nền kinh tế đứng thứ 18 thế giới với dân số khoảng 78,4 triệu tính đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên đơn vị tiền tệ của Iran lại đang có giá trị thấp nhất. Đồng rial ra đời vào năm 1979 sau cuộc cách mạng Hồi giáo, và từ đó tới nay là đơn vị tiền tệ chính thức của Iran. Nguyên nhân cho sự sụt giảm giá trị của đồng rial là những sức ép từ quốc tế, mà đặc biệt là Mỹ với chương trình hạt nhân của quốc gia Hồi giáo này. Dự đoán trong 2 năm tới, giá trị của đồng rial vẫn sẽ tiếp tục giảm. 


Tiền xu Việt Nam qua các thời kỳ

Sản xuất từ nhôm, đồng, hoặc hợp kim, tiền xu từng là phương tiện thanh toán phổ biến tại Việt Nam những năm giữa thế kỷ 20 trước khi biến mất trong giao dịch ngày nay.

Năm 1945 - 1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát hành bộ tiền xu gồm 6 mệnh giá là 20 xu, 5 hào, 1 đồng và 2 đồng. Ngoài mệnh giá 2 đồng được làm bằng chất liệu đồng thau, các đồng tiền khác đều được làm bằng nhôm.
Chất liệu nhôm dẻo, cộng thêm bề ngang khá mỏng giúp người dân có thể đục lỗ trên tiền để làm thành xâu, giúp dễ dàng cất trữ và kiểm đếm. Việc bị đục lỗ cũng không khiến cho tiền xu bị mất giá trị trong lưu thông.
Thời kỳ hai miền chia cắt, người dân miền Bắc sử dụng một loại tiền xu, trong khi người miền Nam lại có hệ thống tiền riêng. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (tại miền Nam) từng phát hành rất nhiều loại tiền với mệnh giá và chất liệu khác nhau, từ 10 xu đến 50 đồng.
Tiền được làm chủ yếu từ nhôm, niken hoặc hợp kim thép-niken. Thậm chí, một đồng với chung mệnh giá có thể được phát hành bằng nhiều loại chất liệu khác nhau. Phần lớn tiền đều có hình dạng tròn, một số mệnh giá hình lượn sóng.
Năm 1958, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (tại miền Bắc) phát hành 3 đồng xu bằng chất liệu nhôm, mệnh giá 1 xu, 2 xu và 5 xu. Mặt trước của các đồng tiền này in hình quốc huy, giữa đồng tiền có khoét một lỗ tròn lớn.
Năm 1976, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành bộ tiền xu có mệnh giá từ 1 hào trở lên. Tính mỹ thuật trên đồng tiền này khá tương đồng với các đồng xu ra đời năm 2003.
Năm 2003, tiền kim loại mệnh giá từ 200 đồng, 500, 1.000, 2.000 và 5.000 đồng được đưa vào lưu thông, nhằm thay thế dần tiền lẻ cotton. Các mệnh giá 200, 500 đồng được làm bằng thép mạ niken, tiền 1.000, 2.000 đồng làm bằng thép mạ đồng trong khi xu 5.000 đồng làm bằng hợp kim đồng-nhôm-niken, mặt bên được khía vỏ sò.
Dù được kỳ vọng sẽ có chất lượng tốt, ít mang đến nguy hiểm cho người dùng (khả năng nhiễm khuẩn thấp hơn), nhưng tiền xu nhanh chóng trở nên lạc lõng và bị người dùng tẩy chay do bất tiện trong lưu trữ, xuống cấp nhanh chóng. Đến năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý ngừng đúc và đưa vào lưu thông loại tiền kim loại này.

56 mẫu tiền từ thời Pháp thuộc đến nay do ông Trần Vương Việt sưu tập đang được trưng bày tại triển lãm "Thú chơi cổ ngoạn của người Hà Nội".


Đại diện tiền mẫu Đông Dương (thời Pháp thuộc lưu hành ở 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia). Tiền mẫu là đồng tiền chính thức của một nước, một nhóm nước được nhà nước in thử trước khi phát hành một loại tiền mới


Trên tiền mẫu có ghi thêm cụm từ “GIẤY MẪU”, "MẪU BẠC" hoặc “SPECIMEN”.


Trong hơn 20 năm qua, tiền Việt Nam đã được phát hành dưới 3 chất liệu, là cotton, kim loại, polymer

Xuyên suốt chiều dài lịch sử đất nước, đồng tiền giấy Việt Nam cũng đã trải qua những biến động thăng trầm. Cùng chiêm ngưỡng những tờ tiền đã và đang lưu hành tại Việt Nam.

Giấy bạc Đông Dương: Nếu không kể đến tờ tiền giấy thất bại của Hồ Quý Ly thì giấy bạc Đông Dương được xem là tờ tiền đầu tiên của Việt Nam. Đồng Đông Dương mệnh giá 100 đồng bạc được người Pháp phát hành và lưu thông trong thời gian từ 1885 đến năm 1954. Trên tờ tiền có in hình 3 thiếu nữ với trang phục truyền thống của Lào, Campuchia và Việt Nam.
Tiền này được lưu hành chung ở 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia.
Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, tiền đồng cũng chính thức được in và lưu thông. Mặt trước tiền đồng có dòng chữ “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” in bằng chữ quốc ngữ, chữ Hán và hình Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặt sau in hình Công – Nông – Binh. Các con số ghi mệnh giá theo số Ả-Rập hoặc chữ Hán, Lào, Campuchia. 
Tiền giấy do Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam phát hành: Tiền giấy do Ngân hàng quốc gia Việt Nam được đưa vào sử dụng sau sắc lệnh 15/SL thành lập NHQG Việt Nam do Hồ Chủ tịch ký. 1 đồng ngân hàng đổi được 10 đồng tài chính (đồng Cụ Hồ) và gồm nhiều mệnh giá: 1, 10, 20, 50, 100, 200, 500, 1000, 5000. Hình thức tiền ngân hàng khá giống với trước đây, và chỉ thay đổi về các bức hình in ở mặt sau cùng màu sắc ở mỗi mệnh giá tiền.
Tiền giấy của Việt Nam Cộng Hoà: Từ 1954 đến 1975, nước ta bị phân chia thành hai hai miền Nam - Bắc, mỗi miền lại có một loại tiền riêng nhưng vẫn gọi chung là “tiền đồng”. 
Đồng 5 hào in cây dừa ở Bến Tre.
Sau giải phóng đất nước 30/4/1975, tiền lưu hành ở miền Nam mất giá và được đổi tên thành tiền giải phóng. Đến năm 1978, sau khi Nhà nước ổn định và thống nhất về tài chính, tiền Việt Nam tiếp tục thay đổi.  
 Tờ 10 đồng in hình vụ thu hoạch mía.
Tiền đồng những năm 1985.
Tiền giấy thế kỷ XX.
Tờ tiền mệnh giá 100 đồng nay không còn được sử dụng, tiền giấy 200 đồng hiếm hoi, nhưng nó là ký ức quen thuộc đối với người dân Việt Nam.
Các tờ 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng và 100.000 đồng cotton đã được thu hồi, thay thế bằng tờ polyme có cùng mệnh giá.
Tờ 20.000 đồng cũ (được phát hành năm 1990 cùng lúc với tờ 10.000 đồng).
Tờ 50.000 đồng được phát hành ngày 15/10/1994.
Tờ 100.000 đồng, mệnh giá cao nhất trong thời kỳ này phát hành ngày 1/9/2000.
Tiền polyme mệnh giá 50.000 đồng hiện đại.
Tờ 100.000 đồng mới.
Tờ  500.000 đồng có giá trị cao nhất trong hệ thống tiền tệ Việt Nam .
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)