[size=large] Góp ý cho điều 13 (chương 1) dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 4/6, đại biểu Huỳnh Thành cho rằng giai điệu quốc ca hào hùng rất phù hợp và đi vào lòng người, nhưng nên thay lời cho phù hợp với thời kỳ phát triển mới của đất nước.[/size]
[size=large] “Ví dụ như chúng ta sẽ sửa nội dung lời "Đường vinh quang xây xác quân thù" bằng nội dung khác. Vì vậy Khoản 3 đề nghị sửa lại là: Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên nền nhạc bài Tiến quân ca của nhạc sỹ Văn Cao”, ông phát biểu.[/size]
[size=large][/size] |
[size=large]Đại biểu Huỳnh Thành. Ảnh: TTXVN.[/size] |
[size=large] Cũng liên quan tới các điều khoản trong chương 1 về chế độ chính trị, các ý kiến phát biểu đều thống nhất quan điểm ở việc quy định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp và không đổi tên nước.[/size]
[size=large] Về điều 54, quy định bản chất và các thành phần của nền kinh tế, các đại biểu không thống nhất với nhau khi 3 phương án đưa ra đều có những ý kiến ủng hộ, phản đối. Đại biểu Phạm Trọng Nhân đề nghị chọn phương án 3 như nội dung dự thảo. Theo đó, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Bởi, các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.[/size]
[size=large] Còn đại biểu Nguyễn Doãn Khánh lại ủng hộ phương án 1 vì “thể hiện đúng theo tinh thần của Cương lĩnh Đảng cộng sản Việt Nam”. Theo đó, thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.[/size]
[size=large] Ở một điều 58 dự thảo, các ý kiến cũng không thống nhất khi đề cập đến việc bỏ hay giữ quy định về thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế[/size]
[size=large] .[/size]