Chuyện lạ 2011-11-27 10:57:04

Móa Thằng Khốn Tàu Khựa thâm vãi


3curse3 3curse3 3curse3 3curse3 bà mẹ nó thằng Tàu Khựa điếm vãi lol





Từ giữa năm nay, việc thu mua đỉa, ốc bươu vàng để bán sang Trung Quốc đã rộ lên khá mạnh ở TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác.

Ồ ạt gom đỉa…

Nhiều tháng nay, khắp các tỉnh như Lào Cai, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên… rộ lên “cơn sốt” đỉa. Đỉa được thương lái mua với giá hời khiến nông dân ra sức bắt và lên kế hoạch gây nuôi với số lượng lớn. Rất nhiều thương lái ở tận huyện Kim Thành (Hải Dương) hằng ngày vẫn đi thu gom đỉa với giá 10.000 đồng/con. Để tìm hiểu thêm, chúng tôi tìm được trên trang web rao vặt một phụ nữ có nickname nhanonghp đang rao nhận thu gom đỉa khô với số lượng không hạn chế. Qua điện thoại, thương lái trên thừa nhận thu gom đỉa khô với giá 1,3 - 1,5 triệu đồng/kg để bán lại cho người khác mang qua cửa khẩu sang Trung Quốc. “Nghe đâu là làm thuốc, tôi cũng chẳng rõ” - nhanonghp cho biết.

Sau khi có thông tin đỉa được thu mua với giá trên 1 triệu đồng/kg, ở nhiều nơi thuộc Sơn La và các tỉnh miền Trung, nông dân thi nhau đi bắt đỉa. Nhiều người còn cho biết, đỉa được mua với giá cao như vậy thì họ có thể lập trại nuôi đỉa. Hiện giá bán được rao ở các trang mua bán trực tuyến của Trung Quốc khoảng 500 - 700 nhân dân tệ (1,5 - 2,1 triệu đồng/kg).


Nuôi đỉa tràn lan sẽ trở thành tai họa


Ốc bươu vàng cũng đang được thu mua rầm rộ - Ảnh: Thanh Dũng


Từ các tỉnh phía Bắc, phong trào thu mua đỉa đã lan đến TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Mới đây người dân H.Hóc Môn đã hoang mang vì đỉa xuất hiện quá nhiều. Nhiều người dân ở xã Tân Xuân, Hóc Môn cho biết, ở khu vực này có 1 hộ chuyên thu mua đỉa đã gần một năm nay. Họ thu gom đỉa từ khắp các vùng lân cận, nhiều nhất là các mối ở Tây Ninh với giá 80 - 150 ngàn đồng/kg. Thấy lợi, nhiều hộ dân ở Tây Ninh còn nuôi đỉa ngay trong ao hồ để mang bán. Đến nay, chủ hộ thu mua đỉa nói trên bị đình chỉ hoạt động nhưng nỗi lo của người dân trong khu vực nuôi đỉa trước đây vẫn chưa được giải tỏa.

Chiều 25.11, chúng tôi đã đến vùng nuôi đỉa của hộ kinh doanh đỉa nói trên. Ông H. - một người dân địa phương - bức xúc: “Ngoài đỉa, hộ này còn thu mua cả ốc bươu vàng. Cứ Trung Quốc mua gì họ thu mua thứ ấy. Giống đỉa thì ai cũng thấy sợ chứ nói gì đến trẻ con. Tôi cho con ở trong nhà suốt, không dám cho ra ngoài chơi. Hôm rồi có ông vừa bước xuống ruộng hái rau muống là đỉa bám hút máu đỏ tươi”. Ông Đoàn Hữu Nghĩa - người dân ấp Chánh 1, xã Tân Xuân chỉ tay xuống đám ruộng - nói: “Họ mới cày xới rải vôi chừng 2-3 ngày gần đây thôi. Trước đây ruộng này đỉa nhiều vô kể, chỉ cần lấy cây chọt chọt mấy cái đỉa bơi tới lúc nhúc. Con nào cũng to bằng ngón tay, trời mưa đỉa theo nước vào cả nhà dân”.

Nguy cơ


GS-TSKH Đặng Huy Huỳnh - Chủ tịch Hội Động vật học VN - bức xúc: “Câu chuyện thương nhân Trung Quốc thu mua đỉa và ốc bươu vàng cũng na ná như việc họ đã vét sạch mèo ở khắp các làng quê những năm 90. Chuột bùng phát một phần do thiếu mèo, đến mức Thủ tướng Chính phủ đã phải ra chỉ thị về những biện pháp cấp bách phòng trừ chuột, bảo vệ mùa màng. Rồi là các câu chuyện thương nhân Trung Quốc lùng sục mua gỗ sưa, râu ngô, gốc chè san tuyết hằng trăm năm tuổi…”.

TS Bùi Quang Tề - nguyên Viện trưởng viện Nuôi trồng Thủy sản 1 - cảnh báo: “Là nhà khoa học tôi không biết người ta mua đỉa để làm gì, nó cũng quá khó lý giải giống như mục đích họ mua gỗ sưa. Tôi cho rằng, họ mua đỉa cũng giống như mua mèo trước đây. Bà con mình không nên nuôi ồ ạt để rồi lại phải gánh chịu sự thua thiệt”.

Ông Nguyễn Sĩ Phước - Phó chủ tịch Hội Nông dân H.Hóc Môn - cho biết: “Khi người dân địa phương phát hiện và báo thì UBND xã Tân Xuân đã làm việc với hộ thu mua đỉa, cấm luôn nên họ ngưng thu mua đỉa lâu rồi. Tuy nhiên những con đỉa mùa khô họ thảy ra ngoài đến mùa mưa phát triển nhanh ra khu dân cư. Địa phương đã tổ chức rải vôi lên đất để diệt đỉa, nhưng những con đỉa sống trong ngóc ngách, không thể rải vôi trúng vẫn tiếp tục sinh sôi".

…và ốc bươu vàng

Trao đổi với chúng tôi ngày 25.11, ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch UBND xã Long Phú (H.Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang), cho biết hiện nay nước lũ đang rút, ốc bươu vàng không còn nhiều nên người dân ít đi bắt. Vài tháng trước, người dân đi bắt ốc bươu vàng bán cho các vựa ốc, mỗi ngày kiếm được gần 100.000 đồng/người. Theo ông Đặng Ngọc Giao - Phó giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang, khi vừa hay tin các vựa, lái thu gom ốc bươu vàng, Sở đã kiểm tra và thấy có hiện tượng ốc bươu vàng bị cắt đầu bỏ vỏ bán cho thương lái với giá từ 10.000 - 12.000 đồng/kg. Ông Dương Văn Ni - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hòa An, Đại học Cần Thơ rất băn khoăn về lý do Trung Quốc gom mua thịt ốc bươu vàng. Nếu đóng gói làm thức ăn cho gia súc gia cầm thì không đáng lo. Nhưng không thể loại trừ nguy cơ Trung Quốc chế biến ốc thành thực phẩm và bán ngược lại vào Việt Nam.

Nguồn gây bệnh cho vật nuôi

Theo lương y Trần Văn Quảng, Hội Đông y Việt Nam, trong đông y con đỉa còn gọi là thanh điệt, một trong những vị thuốc giúp thông máu, làm tan vết bầm, sưng, giải máu ứ đọng. Ngoài ra, với y học hiện đại ngày nay, thanh điệt được phối chế với nhiều loại thuốc khác để điều trị nhiều loại bệnh liên quan đến tắc nghẽn mạch máu, ứ trệ máu… Tuy nhiên, dùng loại này rất nguy hiểm, nếu tự ý dùng bừa bãi sẽ gây những tác hại khôn lường. Bởi trong quá trình đốt, tán đỉa không làm chết hết các tế bào, khi người bệnh uống, tế bào còn sót lại sẽ sinh trưởng và lớn lên thành con đỉa ở trong người bệnh.

Còn theo Hội Động vật học Việt Nam, đỉa là loài rất nguy hiểm do dễ sinh sôi nảy nở trong mọi điều kiện. Đặc biệt, ở những vùng đồng ruộng chiêm trũng. Trong khi đó, để tiêu diệt con đỉa rất khó, ngay cả việc đốt cháy, nếu không cháy hết còn sót lại một vài tế bào, gặp điều kiện thuận lợi cũng có thể phát triển thành một con đỉa bình thường. Đặc biệt, khi người dân đua nhau nuôi đỉa thì không thể kiểm soát được đỉa tràn ra môi trường, trở thành tai họa, giống như hiện tượng nuôi ốc bươu vàng, chuột hải ly, rùa tai đỏ…

Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện KHCN VN) - PGS-TS Lê Xuân Cảnh cho hay: “Người dân hay làm theo phong trào vì lợi ích kinh tế trước mắt, mà không nghĩ đến hậu quả. Nếu người dân nuôi đỉa tràn lan không kiểm soát sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cân bằng môi trường sinh thái. Muốn tiêu hủy đỉa cần phải ngâm cồn rồi đốt thì đỉa mới chết”.

TS Bùi Quang Tề - nguyên Viện trưởng Viện Nuôi trồng thủy sản 1 - nhận định: Nuôi đỉa ồ ạt thì dễ nhưng lợi đâu chưa thấy, hại thì đã quá rõ ràng. Đỉa là loài ký sinh, sống chủ yếu bằng việc hút máu của các động vật khác, kể cả con người. Chỉ cần tạo điều kiện tốt về nhiệt độ và được cung cấp đầy đủ thức ăn, đỉa sẽ phát triển đến mức không thể tưởng tượng nổi. Nguy hiểm hơn, đỉa là vật chủ trung gian lây ký sinh trùng đơn bào (gọi là tiên mao trùng) gây nguy hiểm cho động vật. Những đợt dịch trên các vật nuôi do đỉa sinh sôi quá mức trong một khu vực nhất định gây ra như: cá rô phi tại Quảng Ninh, cá bống bớp tại Nam Định, cá he ở miền Nam… bị chết hàng loạt. Thậm chí ở Khánh Hòa, đỉa còn tấn công và giết chết cả cá sấu giống. Ngoài ra, đỉa sinh sôi quá mức sẽ gây mất cân bằng sinh thái.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)