Lần Hội nghị này thì khác. Ông Kiên đã thẳng thắn trình bày tất cả những nhận xét của riêng mình, và trong đó hàm chứa cả những ý kiến của một số đồng nghiệp từng trao đổi với ông qua điện thoại, về những yếu kém và thiếu sót của bóng đá Việt Nam trong mùa giải vừa qua. Có thể tóm tắt những nội dung chính trong bài phát biểu gây sốc của ông Kiên như sau:[/size] [size=3]
- Ban tổ chức V.League có vấn đề, cố tình bao che, bưng bít, không làm hết trách nhiệm. VFF hôm nay còn bao cấp hơn mọi thời bao cấp, bộ máy phình to, nhưng chức năng nhiệm vụ không rõ ràng. Quy chế bóng đá chuyên nghiệp của VFF 10 năm nay gần như không có sửa đổi cho phù hợp với diễn biến của bóng đá Việt Nam.[/size] [size=3]
- Bóng đá là sân khấu mà người xem được xem cả bốn mặt. Người diễn tuồng trên đó người ta cũng biết. Chỉ có điều những người có trách nhiệm có chịu mở mắt ra mà xem không thôi.[/size] [size=3]
- Có quá nhiều trọng tài không tốt. Trọng tài ngày nay tiêu cực hơn, tinh vi hơn, và thủ đoạn hơn trước đây, vì không được quản lý chặt chẽ, giám sát có hiệu quả…[/size] [size=3]
Sau khi nêu lên thực trạng quá yếu kém của nền bóng đá Việt Nam như vậy, ông bầu Nguyễn Đức Kiên đã quyết liệt đặt lên bàn VFF những vấn đề có liên quan tới cá nhân ông và đội bóng của ông như sau:[/size] [size=3]
- Ông Kiên yêu cầu VFF phải giải trình những vấn đề tồn tại trong mùa giải vừa qua, nếu không làm được thì Eximbank xin rút, không tài trợ nữa. (Mùa giải vừa qua Eximbank đã tài trợ cho V.League 30 tỷ đồng. Ông Kiên là một cổ đông của Eximbank)[/size] [size=3]
- CLB Hà Nội ACB sẽ từ bỏ[/size] [size=3]V.League và sẽ cùng một số CLB khác (hiện có ít nhất 7 CLB sẵn sàng từ bỏ V.League) đứng ra tổ chức một giải đấu Super League thay cho V.League đang tồn tại nhưng có quá nhiều vấn đề…[/size]
[size=3][/size]
[size=3]V-League sẽ trôi về đâu?[/size]
[size=3]Phát biểu của ông bầu Nguyễn Đức Kiên quả đã gây nên một cú sốc quá lớn, thậm chí được dư luận báo chí và người hâm mộ ví như một quả bom phát nổ tại Hội nghị tổng kết V.League 2011. Bởi lẽ, xưa nay các Hội nghị tổng kết một mùa giải của VFF chưa từng có tiền lệ như vậy. Thay vào đó, người ta vốn chỉ quen tới dự Hội nghị cho có, mà ít đưa ra được những yếu kém, tồn tại, ít "vạch mặt, chỉ tên" những cá nhân, tổ chức của bộ máy điều hành bóng đá nước nhà khi họ đã không hoàn thành nhiệm vụ được giao, khiến cho bóng đá Việt Nam cứ ì ạch trên con đường lên chuyên mà chẳng biết đến bao giờ mới thực sự chuyên nghiệp. Cũng vì thế mà sau mỗi Hội nghị, những người có trách nhiệm và cả một nền bóng đá không tìm ra được (hoặc cố tình không tìm ra) những yếu kém, khuyết điểm để mà sửa chữa, bổ sung, khiến cho bóng đá Việt Nam tiếp tục đi vào vết xe đổ của sự yếu kém và lạc hậu so với những nền bóng đá khác, như Thái Lan chẳng hạn.
Có hai vấn đề đặt ra qua bài phát biểu của ông Nguyến Đức Kiên:[/size] [size=3]
Một là, có thể khẳng định ông Kiên phát biểu hoàn toàn không vì mục đích cá nhân, không phải để "đánh bóng tên tuổi" mà là vì sự phát triển của cả một nền bóng đá. Ông không ngại va chạm khi đưa ra những nhận xét, đánh giá mà chắc chắn sẽ khiến cho những cá nhân và tập thể được nhắc tới chẳng thể hài lòng vì sự yếu kém đã bị phanh phui trực diện. Suy cho cùng, "nói phải củ cải cũng nghe", và bệnh tật chỉ được chữa trị nếu như người ta phát hiện ra đúng căn nguyên của cơn bệnh đó. Thế nên, dư luận báo chí và người hâm mộ mới không ngớt ca ngợi những ý kiến của ông Kiên cũng là vì vậy.[/size] [size=3]
Thứ hai, ông Kiên đưa ra yêu cầu VFF phải thay đổi, bằng không CLB Hà Nội ACB của ông (và trước mắt có 6 CLB khác nữa) sẽ sẵn sàng từ bỏ V.League để thành lập Super Leage; và nữa, ông sẽ đề nghị Eximbank không tài trợ cho VFF nữa. Xin đừng nghĩ rằng ông Kiên chỉ lên tiếng mang tính doạ giẫm, bởi với một con người có bản lĩnh, có năng lực tài chính như ông, ông hoàn toàn có thể làm được điều mà mình đã đưa ra. Mà, nếu ông Kiên và một vài CLB nữa bỏ V.League thì quả thật là điều rất đáng buồn cho bóng đá Việt Nam. Bởi, để hình thành và phát triển được một giải Super League như ông Kiên nói, chẳng phải chuyện một sớm một chiều. Thế nhưng, cũng đừng quên rằng, như ông Kiên đã nói, ông và các đồng nghiệp của ông chỉ hành xử như vậy, nếu như điều kiện mà ông đưa ra không được thực hiện. Điều kiện đó là gì? Đó là VFF phải khắc phục những yếu kém và tồn tại như ông đã trình bày. Chắc chắn đòi hỏi này cũng không chỉ là của riêng ông Kiên, mà là đòi hỏi của cả một nền bóng đá, của tất cả những người hâm mộ bóng đá trên cả nước. VFF cần thay đổi trong cách làm việc của từng cá nhân, trong mỗi bộ phận chức năng để hướng tới một giải đấu thật sự chuyên nghiệp, thật sự trong sạch. Khi ấy, chắc chắn ông Kiên và các ông bầu khác sẽ chẳng bao giờ quay lưng lại với bóng đá cả![/size] [size=3]
Sau phát biểu gây sốc nặng của ông bầu Nguyễn Đức Kiên, người đứng đầu VFF, Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ đã phải thốt lên: "Tôi lo sợ doanh nghiệp quay lưng với bóng đá". Đây có thể được coi là một tín hiệu mừng. Mừng, bởi người đứng đầu VFF đã không dửng dưng trước những phát biểu của bầu Kiên về những yếu kém và tồn tại của tổ chức mà mình đang đứng đầu. Nhưng, nếu cũng chỉ dừng lại ở sự lo lắng ấy thôi, cũng không ổn chút nào. Điều quan trọng hơn là từ nỗi lo sợ hôm nay, ông Chủ tịch VFF sẽ phải triển khai những bước đi cụ thể và chi tiết như thế nào trong những ngày tới, để vực dậy một nền bóng đá đã và đang tồn tại quá nhiều yếu kém và bất cập. Bởi chỉ có như vậy, ông mới giải toả được nỗi lo sợ của mình. Cũng chỉ có như vậy, bầu Kiên và những người tâm đắc của ông mới không quay lưng lại V.League để không cho ra đời một giải đấu mới ở Việt Nam, có tên là Super League.[/size]