[size=3][/size]
[size=3]Nga Mi Sơn (Emei Shan) ở phía nam tỉnh Tứ Xuyên, dãy núi này có đến hàng trăm ngôi chùa và chùa lớn nhất kiến trúc bằng gỗ là Baoguo được xây vào thế kỷ 16. Phật giáo truyền tới Tứ Xuyên từ thế kỉ thứ 1. Truyền thuyết cho rằng núi Nga Mi là nơi tu luyện của Phổ Hiền Bồ Tát. Pho tượng Phật lớn nhất thế giới cũng ở tại đây, nó được đục vào trong núi Lư sơn (Leshan) cao 71 mét được bắt đầu khởi công năm 713 và xong năm 803 (90 năm).
Phổ Hiền Bồ Tát(zh. pǔxián 普賢, sa. samantabhadra, ja. fugen, bo. kun tu bzang po ཀུན་ཏུ་བཟང་པོ་) Một trong những vị Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo Đại thừa. Phổ Hiền được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho “Bình đẳng tính trí” tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt. Bồ Tát Phổ Hiền hay được thờ chung với Phật Thích-ca và Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi (sa. mañjuśrī). Bồ Tát cưỡi voi trắng sáu ngà, voi trắng tượng trưng cho trí huệ vượt chướng ngại, sáu ngà cho sự chiến thắng sáu giác quan. Trong hệ thống Ngũ Phật, Phổ Hiền được xem ở trong nhóm của Phật Đại Nhật (sa. vairocana). Biểu tượng của Phổ Hiền là ngọc như ý, hoa sen, có khi là trang sách ghi thần chú của Bồ Tát.
Tại Trung Quốc, Phổ Hiền được xem là một trong bốn Đại Bồ Tát, trú xứ của Phổ Hiền là núi Nga Mi, nơi Bồ Tát lưu trú sau khi cỡi voi trắng từ Ấn Độ sang Trung Quốc (xem thêm Tứ đại danh sơn).
Trong Kim cương thừa, tên Phổ Hiền được sử dụng chỉ Bản Sơ Phật (sa. ādi-buddha), hiện thân của Pháp thân (sa. dharmakāya, xem Tam thân). Phổ Hiền này (không phải vị Đại Bồ Tát) được vẽ với màu xanh đậm, tượng trung cho tính Không. Tranh tượng cũng vẽ Phổ Hiền hợp nhất với nữ thần sắc trắng, tượng trưng cho sự nhất thể. Trong phép Đại thủ ấn (sa. mahāmudrā), thân của Phổ Hiền là Báo thân (sa. saṃbhogakāya) và đóng một vai trò trung tâm.[/size]
[size=3][/size]
[size=3]Tổng đàn của Nga My phái toạ lạc trên núi Nga My, tỉnh tứ xuyên. Nga My sơn rộng khoảng 15 dặm, cùng với Phổ Đà Sơn (Triết Giang) và Ngũ Đài Sơn (Sơn Tây) và Cửu Hoa Sơn (An Huy), được tôn xưng là “Phật Gia Tứ Đại Danh Sơn” (ko có núi Thiếu Lâm ); địa thế trùng trùng uốn lượn. Ngọc núi chính là Vạn Phật Đỉnh. Gồm 3 bộ phận: Đại Nga, Nhị Nga và Tam Nga
Tương truyền lịch sử lập môn của Nga My cũng không đơn giản như nhiều phái khác: Quách Tường - Sư Tổ Nga My phái cùng với Trương Tam Phong - Sư Tổ Võ Đang phái mỗi người đều lãnh hội được 1 phần của Nhất Phẩm kinh thư - “Cửu Dương Chân Kinh” - nên sau này, hai phái trên đường hành tẩu giang hồ xem ra luôn nể trọng nhau !
Trong giang hồ, trong các môn phái do nữ nhi sáng lập thì Nga My phái đứng thứ nhất (ko có Thuý Yên), Nga My Phái vang danh chính là nhờ vào “Kiếm, Quyền và Thích” (ko bít Kingsoft wăng Nga My Thích đi đâu mất tiu mà thay vào bằng cái Buff ), sánh ngang hàng với Thiếu Lâm và Võ Đang, thiên hạ võ lâm gọi là “Tam Đại Bang Phái”
Đệ tử phái này gồm toàn nữ giới, phân thành “Tục gia đệ tử” và “Xuất gia đệ tử”. Chưởng môn thường do những ni cô đã xuất gia đảm nhiệm.
Người ta nói “Giang hồ vốn là thế giới của Nam Nhi”, Nga My Phái có thể tranh giành địa vị trong giang hồ, phát dương quang đại tuyệt học võ công của mình quả thực không đơn giản.
Võ công của Nga My Phái phân thành hai hướng kiếm pháp và chưởng pháp. Đáng kể nhất phải nói đến trấn phái tuyệt học của Nga My là “Phật Pháp Vô Biên”. Tuyệt học này này có thể rèn luyện đến tầng thứ 30, tôn chỉ của sư môn chỉ truyền nữ, không truyền nam ![/size]
[size=3]Theo "Nga Mi quyền phổ ký", tổ sư đầu tiên Nga Mi phái là một đạo cô. Sau khi nhập cửa Phật đã tu luyện pháp môn của nhà Phật thành chính quả. Bà rất giỏi về kỹ kích, thích nghiên cứu về quyền pháp của các võ thuật danh gia và suy ngẫm về những rắc rối trong đó.
Gạt bỏ mọi ý kiến bất đồng khi thăm dò các danh gia quyền thuật, bà tự tìm ra con đường tắt để tiếp thu quyền pháp của mọi phái và sáng tạo thêm một số kỹ thuật mới. Sau hơn 30 năm luyện tập, cuối cùng bà đã thành công lớn. Các đệ tử thân cận gọi bà là Ngọc nữ quyền sư, đồng đạo thì gọi là Nga Mi quyền nữ. Về sau các đệ tử đến với Nga Mi ngẫu nhiên đều được g5i là Nga Mi quyền.
Theo Khai Phong dương chí có đoạn viết "Vùng Hà Nam thời xưa vốn là đất Dự Châu, xưa nay luôn là đất phát nguyên của nhiều môn võ thuật Trung Hoa. Câu Thiên hạ vũ thuật xuất Thiếu Lâm là điều vinh hạnh cho môn phái này. Lịch sử ghi nhận Khai Phong là địa khu sinh ra võ thuật, Nga Mi quyền là môn khởi nguyên sớm nhất từ võ thuật Thiếu Lâm. Thời Minh, có một vị đạo cô đến chùa Thiếu Lâm Hà Nam học võ nghệ. Mấy năm sau, vị đạo cô này xuất gia đầu Phật tại Nam Hải Phỏ Kinh tự. Trên đường có đi cùng một người khác, hai người cùng trao đổi kỹ thuật giao đấu, bà mới cảm thấy kỹ thuật công phu của sư phụ truyền cho đánh ra không có lực bằng nam giới. Sau khi đã đến Phổ Kinh tự lại xin cùng một nữ tử thi đấu. Vị nữ tử này không có công phu giống như bà, chỉ dùng cách tránh né mà không ra đòn: trong công có thoái, trong thoái có công, không trống không đỡ, không ngăn, không chặn khiến vị cựu đạo cô này không làm gì được. Sau này bà lại nghiên cứu cùng các quyền sư, chọn lọc sáng tạo ra phương pháp mới :
"Thủ như tam xuân dương liễu
Bộ như bãi phong Hà diệp
Xuất thủ tựa thiểm điện
phát lực như lôi đình"
(Tay thủ mềm như lá liễu, bước nhân nhẹ tựa gió sen, ra tay nhanh như điện chớp, lực mạnh tựa lôi đình.)
Thần thái lãnh đạm mà cương nhu tương tế, cong thẳng cùng hợp, không đón nhận lực đánh. Vì lúc đó môn quyền hệ này do vị tổ sư ở trên sáng lập(dành cho nữ) nên gọi là Nga Mi quyền.
Lúc bấy giờ, bà còn truyền thụ cho một cao đồ. Sau đến núi Nga Mi ở Tứ Xuyên chính thức truyền thụ môn Nga Mi quyền vì Nga Mi(chỉ nữ) cùng Nga Mi(tên núi) hai chữ cùng một ý. Vì thế mà đời sau thường xem Nga Mi quyền là môn quyền dành cho nữ giới.
Ngày nay tại Trung Quốc, Thiếu Lâm, Võ Đang được nhiều người biết đến nhưng Na Mi dùng cho nữ phòng thân khẩu truyền từ đời này qua đời khác như quy định của môn phái này :"Không nói tên thầy, không được biểu diễn thân thủ trước người khác, không giao đấu với người, tuyệt kỹ chỉ cho phép đơn truyền". Từ đó đến nay ít có người nghiên cứu chỉnh lý, mở rộng môn phái nên vì thế mà mọi người ít biết đến nó.[/size]