[size=2]Bác sĩ Trần Văn Ký - phụ trách chuyên môn văn phòng phía Nam Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Vệ sinh Thực phẩm Việt Nam, cho biết, cần phải truy nguồn gốc nguyên liệu và cách chế biến hoặc phải xét nghiệm mới biết chính xác bún có hóa chất cấm hay không, tuy nhiên bằng cảm quan vẫn có thể chọn được bún sạch.[/size]
[size=2][/size] |
[size=2]Bún không dùng hóa chất làm trắng thường không có màu trắng hơn quá nhiều so với gạo. Ảnh: Phương Nghi.[/size] |
[size=2]Cũng bằng cảm quan, nếu thấy cọng bún quá sáng bóng mẩy thì cũng có khả năng bún được xử lý bằng hóa chất. Sợi bún không có hóa chất thường không thể quá “mượt mà”. Gạo không dùng hóa chất cũng sẽ không thể cho sợi bún quá dai. Bún không dùng hóa chất cũng dính hơn.[/size]
[size=2]Kế đến, do bún làm từ gạo cho nên dễ bị chua, chính vì thế người bán muốn bảo quản thì phải bảo quản ở nhiệt độ thấp hoặc thoáng mát. Nên nếu bún để ngoài chợ với nhiệt độ cao, để đến cuối ngày mà ngửi vẫn không chua hỏng thì có khả năng đã được xử lý hóa chất. Loại hóa chất chống hỏng được phép sử dụng nhưng phải trong liều lượng cho phép.[/size]
[size=2]Bún ít hóa chất khi ăn sẽ có cảm giác của tinh bột hoặc người ăn cảm thấy rõ mùi vị của bột gạo. Cho nên những loại bún nhai trong miệng mà không có mùi vị thì nguy cơ bị dùng hóa chất là cao hơn.[/size]
[size=2]Ngoài cách mà bác sĩ Ký hướng dẫn, Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng (Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam) cho biết để nhận biết bún có chứa hóa chất huỳnh quang tinopal, người mua có thể dùng đèn cực tím (loại dùng để soi tiền giả) soi vào bún. Nếu cọng bún phát sáng thì có nhiễm tinopal.[/size]