[size=2]Từ khi còn đương chức Chủ tịch UBND thị trấn Vinh Quang (Hoàng Su Phì, Hà Giang), ông Hoàng Ngọc Trương đã có mong ước sắm cho mình một bộ quan tài ngọc am. Ông thường dặn dò người thân ở các xã báo cho khi phát hiện có ngọc am, hoặc nhắn cấp dưới để ý khi đi công tác về bản. Thế nhưng, bao năm đương chức, cho đến khi về hưu cả chục năm, duyên trời mới đến, ông mới kiếm cho mình một “ngôi nhà sang trọng” ở thế giới khác.[/size]
Ông Trương cất giữ bộ quan tài trong gian nhà phía sau, phủ bạt cẩn thận. |
[size=2]Đứng bên hai chiếc áo quan có chữ “Bảo” viết bằng chữ Nho, ông Trương tự hào lắm. Ông bảo: “Tôi phải công phu lắm mới kiếm được bộ áo quan này đấy. Hiện tại, không những ở Hoàng Su Phì, mà có lẽ cả Hà Giang, cả Việt Nam này, chỉ có vợ chồng tôi và vợ chồng ông Hoàng Ngọc Lâm là có cặp áo quan bằng ngọc am thôi”.[/size]
[size=2]Để có được bộ quan tài này, ông Trương và ông Lâm đã phải rất vất vả, mất nhiều tháng trời đi về Hà Giang – Hoàng Su Phì, trên đoạn đường núi non 100 km để làm thủ tục. [/size]
Ông Trương còn quý chiếc áo quan hơn cả ngôi nhà đang ở của mình. |
[size=2]Hồi đầu năm 2008, một người dân ở bản Chúng Phùng đi đào dúi, khi đào sâu vào lòng đất chừng 2m thì chạm vào rễ ngọc am. Trúng ngọc am, anh này quên luôn chuyện đào dúi. Cứ lần theo rễ ngọc am đào, đến gốc, rồi lộ ra một thân cây ngọc am lớn. Cây ngọc am này có thể có tuổi nhiều trăm năm, đã chết và bị đất cát chôn vùi thêm hàng ngàn năm nữa. Cành lá, phần vỏ ngoài đã mục ruỗng, chỉ còn lại cái lõi đậm đặc các túi dầu ngọc am. Phần gỗ này vừa thơm, lại có độ bền vĩnh cửu. Quan tài mà làm bằng miếng gỗ này, thì cả trăm năm xác không phân hủy.[/size]
Quan tài viết chữ Bảo. |
[size=2]Sau mấy ngày đào bới, khúc gỗ lộ ra, anh chàng người Mông đã tìm về thị trấn thông báo cho ông Hoàng Ngọc Lâm, nguyên Bí thư huyện ủy Hoàng Su Phì. Ông Lâm năm nay 82 tuổi và đã có hàng chục năm cùng ông Trương săn tìm gỗ ngọc am để làm quan tài cho mình. Sở dĩ anh chàng người Mông này báo cho ông Lâm, vì ông đã nhắn rất nhiều người trong xã Túng Sán cũng như khắp vùng Hoàng Su Phì, rằng nếu trúng gỗ ngọc am, thì bán lại cho ông.[/size]
[size=2]Ngay lập tức, ông Lâm và ông Trương lên đường vào Chúng Phùng. Con đường vào bản nằm lưng chừng đỉnh Tây Côn Lĩnh này cực kỳ gian khổ. Tuy nhiên, với niềm đam mê rất lớn, hai ông cũng vào được đến nơi. Xác định đúng là ngọc am rồi, hai ông trả tiền cho anh chàng đào dúi và khối ngọc am đó đã thuộc sở hữu của hai ông.[/size]
[size=2]Với đám lâm tặc thì chuyện xẻ gỗ chở ra đóng quan tài quá đơn giản. Họ có thể vận chuyển vào ban đêm bằng cả vác bộ, trâu bò kéo, lẫn xe máy, thậm chí cắt rừng đi, chẳng có kiểm lâm nào kiểm soát nổi. Hoặc cách đơn giản hơn là mua chuộc chính quyền. Nếu ngại thì thuê các nhóm sơn tràng, họ sẽ đưa gỗ về tận nhà cho. Đem gỗ ra khỏi tỉnh còn được, huống chi là vận chuyển trong huyện. Tuy nhiên, hai ông là cán bộ, là người mẫu mực, nên không làm trò đó được.[/size]
Có người trả giá cả trăm triệu cho bộ áo quan, song ông Trương nhất định không bán. |
[size=2]Ông Lâm và ông Trương đã làm đơn gửi kiểm lâm huyện, nhưng kiểm lâm bảo không giải quyết được. Ông chuyển đơn sang UBND huyện, huyện cũng từ chối. Hai ông tiếp tục đem đơn ra Cục kiểm lâm tỉnh Hà Giang, nhưng kiểm lâm tỉnh cũng lắc đầu. Cuối cùng, sau 1 năm đi lại, đơn từ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Đình Châm phê duyệt, hai ông mới xong khoản thủ tục. Để có được tấm giấy khai thác khúc gỗ chìm trong lòng đất cả ngàn năm, hai ông mất đúng 1 năm trời. Công sức, tiền bạc đi lại còn tốn hơn cả tiền mua gỗ.[/size]
Quan tài ngọc am của ông Hoàng Ngọc Lâm. |
[size=2]Có giấy phép khai thác rồi, hai ông cùng với kiểm lâm vào bản Chúng Phùng thuê người đào khúc gỗ lên. Kiểm lâm đóng dấu vào khúc gỗ, thợ rừng xẻ khúc gỗ thành tấm, rồi vận chuyển ra sân trụ sở UBND huyện Hoàng Su Phì. Bữa ấy người dân cả huyện kéo lên xem hai ông già tha khúc ngọc am quý về huyện. Tại đây, còn một đống thủ tục rắc rối nữa, hai ông mới đem được gỗ về đóng quan tài.[/size]
[size=2]Khúc ngọc am lớn đó đóng được 3 bộ quan tài. Ông Lâm lấy 2 bộ, ông Trương lấy 1 bộ. [/size]
[size=2]Có được chiếc quan tài ngọc am cho mình, ông Trương đâm ra day dứt. Bản thân ông thì có “ngôi nhà” bằng gỗ quý, còn vợ không thì không có. Thế là, ông lại quan tâm tìm kiếm. [/size]
Vua Lê Dụ Tông đã được hoàn táng bằng quan tài ngọc am. Ảnh: Chụp lại. |
[size=2]Đầu năm 2010, người con trai của ông là bác sĩ ở Bệnh viện Hà Giang, khi đi công tác ở xã Lao Chải (Vị Xuyên), xã nằm trên dãy Tây Côn Lĩnh, giáp Hoàng Su Phì, đã phát hiện một gia đình người Mông sở hữu 4 tấm ngọc am. Theo gia đình này, năm 1980, họ đã nhờ bộ đội ta hạ và xẻ một cây ngọc am để lấy gỗ. Gia đình người Mông này ngâm 4 tấm ngọc am dưới ao từ đó đến nay. Vì xẻ gỗ lúc còn tươi, lại ngâm dưới nước mới được 30 năm, nên ngọc am chưa thơm lắm, giá trị không so được với khối ngọc am mà ông và ông Lâm mua được ở Túng Sán. Tuy nhiên, ông Lâm vẫn mua về và đã dùng số gỗ đó đóng quan tài “tặng” người vợ đầu ấp tay gối mấy chục năm nay. Giờ đây, hai ông bà còn quý “ngôi nhà cõi âm” này hơn cả ngôi nhà mình đang sống. Đó mới là ngôi nhà mà ông bà gắn bó lâu dài, vĩnh cửu.[/size]
Thớ dọc của gỗ ngọc am. Ảnh: Chụp lại. |
[size=2]Từ ngày ông Trương sở hữu bộ quan tài ngọc am, ông bỗng nổi tiếng khắp tỉnh. Rất nhiều người là đại gia, thậm chí chủ tịch huyện kế bên, rồi từ Tuyên Quang, Hà Nội… tìm lên đòi mua chiếc quan tài của ông. Người trả giá 40 triệu, người trả 60 triệu, người trả 80 triệu, thậm chí trả 100 triệu đồng, nhưng ông chỉ lắc đầu. Với con người bình dị như ông, tiền bạc chẳng có giá trị gì lớn.[/size]
Cấu trúc gỗ ngọc am dưới kính hiển vi. |
[size=2]Tôi tìm đến nhà ông Hoàng Ngọc Lâm, cách nhà ông Trương không xa, người hiện sở hữu 2 chiếc quan tài ngọc am. Tuy nhiên, ông Lâm đã về quê, xã Nam Sơn để tự xây mộ mình. Được biết, ông đã xây một bể bêtông dưới lòng đất, giống như mộ hợp chất. Sau này, khi tạ thế, con cháu sẽ táng ông vào quan tài ngọc am và đặt vào cái bể này, rồi trát kín lại, tạo sự yếm khí. Nếu bể xây kín, không khí không vào được, thì xác ông có thể sẽ được bảo quản rất lâu. Vợ ông Lâm, bà Bế Thị Theo đã mất năm ngoái. Bà Theo đã được táng vĩnh viễn vào lòng đất bằng quan tài ngọc am.[/size]
[size=2]Còn tiếp…[/size]