Đây là một nghi thức vô nhân đạo được pháp luật Iran quy định với những nữ tử tù còn trong trắng.
Theo Pháp luật cuộc sống, nghi thức này được đưa thành đạo luật do Ayatollah Khomeini ban hành sau khi ông ta lên cầm quyền ở Iran vào năm 1979.
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến nghi thức này. Thứ nhất, ở Iran, có một quy định rằng không được tử hình với những nữ tử tù còn trinh.
Vì thế, người ta sẽ 'biến' các cô thành những cô gái đã mất trinh rồi tiếp tục xử tử hình.
Trước ngày hành quyết, người ta sẽ thực hiện nghi lễ làm đám cưới giả giữa trinh nữ đó và thường là với một cai ngục.
Một trinh nữ Iran sau song sắt
Sau phần nghi lễ, người chồng giả sẽ thực hiện việc phá trinh cô gái để hoàn thành hết phần nghi thức.
Nguyên nhân thứ 2, nguyên nhân gián tiếp dẫn tới hủ tục này đó là theo quan niệm của người Hồi giáo, một trinh nữ khi chết đi sẽ được lên thiên đàng.
Vì vậy, để đảm bảo rằng chắc chắn các cô sẽ bị xuống địa ngục, chỉ còn cách là biến các cô trở thành… đàn bà.
Không phải tất cả đàn ông được chọn làm chồng các nữ tử tù trong cuộc kết hôn giả đều cảm thấy mình là người sung sướng và may mắn.
Tehran, một trong những thành viên của lực lượng dân quân Basij của Iran đã nói rằng, anh rất sợ bị buộc phải kết hôn với nữ tù nhân trinh nữ đêm trước khi hành quyết.
Tehran kể rằng, nếu may mắn, cô gái sẽ được cho uống thuốc ngủ trước khi bị hãm hiếp và điều đầu tiên và cũng là cuối cùng chờ đợi cô sau khi tỉnh dậy là tới pháp trường hoặc phòng xử tử.
Nhưng cũng có những phạm nhân không được may mắn. Vậy là trước khi chết, họ lại phải chịu một cơn đau đớn, vật vã khác.
Không phải 'ông chồng' nào cũng thấu hiểu, thương cảm cho nỗi đau mà các cô phải chịu đựng nên những cuộc phá trinh có khi là những cuộc bạo dâm vô cùng khủng khiếp.
Nhưng Tehran có vẻ thấu hiểu điều này và anh nói rằng, anh luôn bị ám ảnh bởi tiếng thét đau đớn của họ trong cuộc hiếp dâm.
Trinh tiết của người con gái tại một đất nước Hồi giáo rất được xem trọng và bản thân các cô gái cũng ý thức được điều đó. Chính vì vậy, các nữ tử tù sợ việc bị phá trinh còn hơn cả cái chết.
Sau khi bị hiếp dâm, phần lớn các cô gái đều thất thần, trống rỗng và có vẻ như họ đã sẵn sàng đón nhận cái chết.
Cái chết lúc này dường như không còn quá đáng sợ với họ nữa, điều kinh khủng nhất thì họ đã trải qua rồi.
Ngày hôm sau, một giấy chứng nhận đã kết hôn được gửi cho gia đình cô gái.
Cùng với tờ giấy chứng nhận đó là một hộp sôcôla, thứ được coi như một món quà cưới và món quà cưới này tương đương với một thông báo chính thức với gia đình cô gái rằng cô đã bị hành quyết.
Ham muốn tình dục và sở thích của người phụ nữ cũng không bao giờ được biết tới trong thế giới Hồi giáo.
Người ta quan niệm rằng, phụ nữ nham hiểm như ma quỷ, là hiện thân của tội lỗi với sự lôi kéo, dụ dỗ.
Cô ta không được bước vượt ra ngoài ngôi nhà của mình, vì sợ rằng tội lỗi của cô ta sẽ hiện diện ngoài xã hội. Cô ấy phải ở nhà, phục vụ những ham muốn xác thịt của người chồng.
Một phụ nữ trẻ Iran không được đi học hoặc học hành rất ít, phải che kín mặt mọi lúc, mọi nơi, không được trang điểm, ăn mặc hay làm bất cứ điều gì thể hiện sự gợi cảm, nữ tính tại nơi công cộng.
Nếu bị bắt gặp uống rượu với một chàng trai ở bên ngoài, chắc chắn cô sẽ bị đánh đập.
Nếu bị bắt gặp ngoại tình hoặc mang thai ngoài hôn nhân, thì cái chết bằng ném đá, hình phạt man rợ thời trung cổ sẽ chờ sẵn trên đầu.