Căng tai cho thật dài
Chúng ta không biết rằng người đầu tiên căng tai là ai cũng như lý do tại sao họ lại làm thế, chỉ biết rằng, ngày nay vẫn còn rất nhiều dân tộc thực hiện việc 'xâu đục' cơ thể với những lý do khác nhau.
Cụ bà đã mất cả cuộc đời để có được đôi tai như trong ảnh
Ngày nay, nhiều nơi trên thế giới người ta vẫn còn có tục 'căng tai', từ bộ lạc Masai ở Kenya đến các bộ lạc Huaorani trong lưu vực sông Amazon.
Nếu 1 thanh niên phương Tây chọn một những chiếc khuyên nhỏ nhắn cho đôi tai thì thay vào đó, một thanh niên Hmong ở Thái Lan lại lựa chọn những ống bạc lớn.
Cắm nút bằng gỗ vào mũi
Bộ tộc Apatani là bộ tộc hùng mạnh có khoảng 26.000 người hiện đang sinh sống trong thung lũng Ziro ở bang Arunachal Pradesh ở phía Đông Bắc của Ấn Độ.
Phụ nữ Apanti được coi là đẹp nhất trong số các bộ lạc Arunachal, nhưng trên thực tế, họ tự làm cho mình trông kém hấp dẫn để tự bảo vệ họ khỏi những kẻ xâm lược các bộ tộc khác.
Vì thế, phụ nữ Apanti xưa thích cắm những nút lớn bằng gỗ ở mũi. Tuy nhiên, truyền thống này không còn lưu truyền đến lớp trẻ của bộ tộc này nữa.
Rạch mặt để làm đẹp
Hầu hết các bé trai, bé gái Dinka không hề rơi lệ khi các thầy phù thủy địa phương đặt con dao nóng đỏ lên khuôn mặt họ.
Các bé gái Dinka tin rằng, những đau đớn
sẽ giúp các bé đẹp hơn
Nếu chúng nhăn mặt, khóc lóc hoặc phản ứng với nỗi đau thì họ sẽ bị mất mặt trong cộng đồng,vì vậy, trong suốt quá trình này, chúng sẽ luôn tỏ ra bình thản.
Việc rạch mặt được thực hiện phổ biến ở Cộng hòa Sudan, và những đường nét vằn vện trên gương mặt là dấu ấn riêng của họ đồng thời nhấn mạnh vẻ đẹp của những người phụ nữ trong bộ lạc.
Xâu đục, trạm trổ mặt để trưởng thành
Những người đàn ông của bộ tộc Dinka ở phía Nam Cộng hòa Sudan thường đục 3 đường thẳng song song trên trán và gương mặt chạm trổ gồ ghề thể hiện cho sự can đảm của bộ lạc.
Những cậu bé Dinka sẽ thực hiện nghi lễ xâu đục cơ thể trong lễ trưởng thành, để đánh dấu sự chuyển đổi của cuộc đời của 1 người đàn ông trưởng thành trong một bộ lạc.
Nghi thức đánh dấu sự trưởng thành của người Thái bản địa
Tất cả họ đều thực hiện các nghi lễ trên trong trạng thái nhập tịch, cho phép họ chịu đựng những vật thể nhọn dài đâm qua.
Mặc dù những vết thương được cho là hoàn toàn được chữa trị lành lặn sau đó nhưng những vết sẹo trên khuôn mặt của họ vẫn tồn tại năm này qua năm khác.
Mài nhọn răng
Trong lịch sử, tục mài răng thường được nhiều bộ tộc thực hiện, thông dụng nhất là việc mài răng cửa.
Tự tin với hàm răng đã được mài nhọn
Tại Bali, răng thường được mài nhẵn vì người dân ở đây coi răng đại diện cho sự tức giận, ghen tuông, và cảm xúc tiêu cực tương tự khác. Răng cũng được mài nhọn như nghi thức đối với thanh thiếu niên.
Chạm khắc hình sần sùi lên cơ thể
Tại ở các bộ lạc sông Sepik ở Papua, New Guinea việc dùng lưỡi dao cạo để cắt và chạm khắc hình dạng sần sùi của da cá sấu lên toàn bộ cơ thể của những chàng trai là 1 phần trong buổi lễ trưởng thành của nam giới.
Đây chỉ là một phần nhỏ trong một buổi lễ được thực hiện trước mặt toàn bộ cộng đồng và kéo dài trong nhiều tuần đau đớn.
Họ tin rằng hình xăm da cá sấu trên toàn bộ cơ thể sẽ hấp thụ lại những gì còn sót lại của một đứa trẻ và chúng sẽ trưởng thành người đàn ông hoàn thiện.
Xuyên đĩa qua môi
Phong tục này được duy trì bởi một vài nhóm người ở châu Phi và Amazon. Tại đây, việc xuyên đĩa môi dưới thường được kết hợp với cắt bỏ hai răng cửa hàm dưới và đôi khi cả 4 răng dưới.
Ở một số người Sara và Lobi thì họ xuyên đĩa cả môi trên lẫn môi dưới. Trong khi ở các bộ lạc khác như Makonde thì chỉ đeo đĩa ở môi trên.
Theo những ghi chép cổ thì kích thước của tấm đĩa là đặc trưng quan trọng thể hiện cho vị thế kinh tế xã hội của bộ lạc.