Thời gian, gió và nước là những nhân tố hình thành nên và phá huỷ những vòm đá độc đáo này. | ||||||||||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||||||||||
[justify]Vòm đá - những cây cầu tự nhiên này được tạo ra dưới bàn tay của thời gian với sự giúp đỡ của thời tiết, gió, và nước. Nhưng rồi một ngày chính những lực tác động đó cũng sẽ huỷ diệt những cây cầu tuyệt đẹp này – xói mòn và cuốn chúng đi. 1. Cầu Cầu vồng, Mỹ
Cầu Cầu vồng ở phía Nam bang Utah chính là cây cầu tự nhiên lớn nhất thế giới. Mặc dù nổi tiếng với những bộ lạc thổ dân địa phương, cấu trúc đá ngoạn mục này không hề nhận được chú ý, quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học mãi cho đến đầu thế kỷ 20. Việc này một phần là do sự biệt lập của vòm đá này. Và chỉ khi người ta xây dựng hồ Powell và những đường sông nhánh của nó thì Cầu Cầu Vồng mới được phát hiện.
2. Vòm đá Aloba, Chad Với chiều dài 77m, Vòm đá Aloba là vòm đá dài nhất được biết đến bên ngoài nước Mỹ. Trong khi đó nó cũng đánh bại những vòm đá khác về độ cao kinh ngạc: 120m. Giống như những vòm đá ở Tây Nam Mỹ, Aloba cũng được hình thành từ đá sa thạch từ hàng trăm triệu năm nay. Vòm đá này nằm ở vùng Ennedi bên ngoài sa mạc Sahara, phía tây nam của Chad, gần với biên giới của Libya và Sudan. 3. Vòm đá hình chân, Algeria Dù vòm đá Aloba có thể là một trong những vòm đá nổi tiếng nhất trong khu vực lân cận của sa mạc Sahara nhưng vòm đá hai chân ở Algeria này thì còn đáng được chú ý hơn vì vẻ đẹp lạ thường của nó và sự mong manh, tinh tế của nó. Dù chỉ cao có 1,9 m, bên chân nhỏ hơn của vòm đá chỉ dày có 15 cm. Liệu vòm đá này có tồn tại được lâu nữa hay không vẫn là một câu hỏi mở. 4. Cửa Durdle, Anh Cánh cửa Durdle được tìm thấy ở miền nam nước Anh, dọc bờ biển Dorset với cái tên thú vị là bờ biển Jurassic. Durdle trông không giống một cái cửa hay cửa sổ, mặc dù những dòng nước lạnh của kênh Anh chảy qua đây. Phần mũi đất có cửa Durdle thì được cấu thành từ đá vôi Phần Lan, một chất liệu còn cứng hơn cả đất sét và phù sa có trong nó, tuy nhiên tự bản thân nó thì cũng không thể kháng cự lại sự thẩm thấm của những con sóng. Cửa Durdle sẽ mở ngày một rộng cho tới khi phần đỉnh của nó rơi xuống và phần còn lại sẽ tạo thành một cái đảo trên vùng kênh này. 5. Cầu bất tử, Trung Quốc Nằm trên bên sườn dốc của núi Thái ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc chính là cây cầu Bất tử. Trông giống như một cảnh trong bộ phim Indiana Jones, Cầu bất tử được tạo ra từ những khối đá khổng lồ chồng lên nhau một cách bấp bênh.
Nếu vùng này xảy ra động đất thì cả cây cầu và bất kỳ ai dám đi qua đều sẽ bị quẳng xuống hẻm núi sâu dưới chân núi Thái. Có vẻ như ‘sự bất tử’ chỉ là tương đối! 6. Pont d’Arc, Pháp Nằm ở phía Nam của nước Pháp xinh đẹp, con sông Ardèche đã bào mòn qua vách đá vôi cổ và hình thành nên Pont d’Arc. Cây cầu tự nhiên xinh đẹp này cao 45m và rộng 60m. Pont d’Arc là một địa điểm nổi tiếng, thu hút khách du lịch, một phần cũng vì vùng núi đá vôi này còn có rất nhiều những hang động hay cảnh vật từ thời tiền sử khách như hang Chauvet danh tiếng. 7. Vòm đá Delicate, Mỹ Công viên vòm đá quốc gia ở Utah có đến hơn 2.000 những cây cầu và vòm đá tự nhiên nhưng vòm đá cao 16 m thì lại là vòm đá nổi tiếng nhất. Thực ra, vòm đá này ban đầu không nằm trong khu vực của công viên, nó chỉ được thêm vào khi diện tích của công viên quốc gia Utah được nới rộng vào năm 1938.
Từ năm 1970, 43 vòm đá tự nhiên ở công viên quốc gia này đã bị sập xuống. Đây cũng không phải là một vấn đề mới, đó là một sự thật đáng buồn rằng một ngày nào đó, tất cả những vòm đá hiện nay đều sẽ bị. Một điều thú vị là vào những năm 50, công viên quốc gia này đã định bao bọc vòm đá này trong nhựa trong để ngăn chặn sự xói mòn. Dù kế hoạch này có dụng ý tốt nhưng nó không mang tính thực tế và cũng chưa bao giờ được thực hiện. 8. Đồi Mặt Trăng (Moon Hill), Yangshuo, Trung Quốc Đồi Mặt trăng chỉ là một trong rất nhiều những vòm đá và cây cầu tự nhiên tìm thấy ở quận Yangshuo, tỉnh Quế Lâm, Nam Trung Quốc. Hàng triệu năm xói mòn đã khắc vùng đá vôi Krast này thành những hình dạng tuyệt đẹp như ảo ảnh này. Moon Hill có lẽ là vòm đá nổi tiếng nhất trong khu vực. Vòm đá này vừa trông giống như một mặt trăng lưỡi liềm mà các góc độ khác nhau của người xem sẽ dẫn đến những giai đoạn khác nhau trong chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng.
9. Vòm đá Luân Đôn, Australia Nằm ở Công viên quốc gia Port Campbell, bang Victoria, Australia, vòm đá Luân Đôn nằm ngoài bờ biển nơi luôn chịu sự va đập của những ngọn sóng và thuỷ triều của đại dương.
Vòm đá Luân Đôn giống như một phần của 'cây cầu Anh', một cấu trúc vòm đá đôi tuyệt đẹp được nối với đường bờ biển. Vào ngày 15/1/1990, vòm đá gần bờ biển đã đột ngột sụt xuống, khiến cho 2 du khách bị mắc kẹt trên vòm đá còn lại. 10. Cửa sổ Azure (Azure Window), Malta Cửa sổ Azure hay Tieqa Żerqa, là một vòm đá tự nhiên được tạo ra hàng triệu năm trước khi một hang đá vôi sập xuống. Vòm đá này nằm ở hòn đảo Gozo của Malta. Là một trong những vòm đá ở biển lớn nhất và cũng là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nhất của Malta, Azure Window cao 50 m, nổi bật trên nền xanh biếc của biển Địa Trung Hải. Bạn cũng biết ‘không có gì là vĩnh cửu’, và Azure Window cũng không là ngoại lệ. Những nhà chức trách ở Malta đã cảnh báo các du khách đừng có đến quá gần tới vòm đá vì số lượng những vụ đá rơi từ trên nóc của nó đã gia tăng những quan ngại về vấn đề an toàn ở nơi đây. Và người ta cũng ước tính rằng tuổi thọ của vòm đá này chỉ còn được tính bằng năm. 11. Vòm đá Shipton, Trung Quốc.
Vòm đá Shipton hay Tushuk Tash nằm ở vùng ngôn ngữ địa phương Uyghur của Kashgar, vùng tự trị Tân Cương phía tây Trung Quốc. Sự tồn tại của nó không hề được biết đến với giới quan sát phương Tây cho tới khi một nhà leo núi người Anh Shipton phát hiện ra nó vào năm 1947. Được ghi nhật là vòm đá tự nhiên cao nhất thế giới hiện nay, Shipton cao 365 m – xấp xỉ chiều cao của toà nhà Empire State. |