[size=2]Những địa danh nổi tiếng đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ trước thảm họa tan băng ở Bắc cực, khi khí hậu trái đất ngày một nóng lên.[/size] |
[justify]Tạp chí Newsweek vừa công bố danh sách 100 địa danh nổi tiếng đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ trước thảm họa tan băng ở Bắc cực, khi khí hậu trái đất ngày một nóng lên. Nhiều loài sinh vật sẽ tuyệt chủng vì mất môi trường sống đặc trưng. Cuộc sống của con người cũng bị đe dọa nghiêm trọng.[/justify] [justify]Các phương tiện thông tin đại chúng không ngừng thông báo về tình trạng nóng dần lên của trái đất ngày càng nghiêm trọng. Khí thải từ các nhà máy, phương tiện giao thông và nhiều nguồn khác từ cuộc sống con người đã "nung nóng" trái đất và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sự sinh tồn của loài người.[/justify] [justify]Tình trạng ấm dần lên của trái đất tác động lớn đến thời tiết. Nhiệt độ tăng khiến băng ở Bắc Cực tan chảy, mực nước biển dâng lên. Theo nghiên cứu thì vào năm 2090 – 2100, mực nước biển sẽ dâng cao 0,18 – 0,59m so với năm 1980 – 1999. Với tình trạng này, các tuyến giao thương đường thủy được mở rộng vì băng ở cực co lại. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể làm cho dòng muối nhiệt chậm lại, làm tăng cường độ các cơn bão (nhưng giảm tần suất), thời tiết sẽ trở nên khắc nghiệt hơn.[/justify] [justify]Mực nước biển dâng lên đồng nghĩa với việc rất nhiều vùng đất xinh đẹp hay các kỳ quan thiên nhiên diễm lệ ven bờ biển sẽ bị nhấn chìm trong nước. Sau đây là 10 vùng đất nổi tiếng nhất ở châu Âu nằm trong danh sách 100 địa danh bị đe dọa nói trên mà các nhà khoa học công bố.[/justify] [justify]1. Thung lũng Olympia[/justify] [justify]Là cái nôi của Thế vận hội Olympic, thung lũng Olympia nằm trên bán đảo Peloponnese, phía Nam Hy Lạp. Trong những năm gần đây, một loạt vụ phun trào núi lửa đã khiến thời tiết thêm khô nóng. Năm 2007, dung nham núi lửa phun trào khiến cho khu vực này bị thiệt hại nặng. May mắn thay, tất cả các di tích vẫn còn nguyên vẹn.[/justify] [justify]2. Copenhagen, thủ đô của Đan Mạch[/justify] [justify]Vị trí địa lý thuận tiện làm cho Copenhagen, thủ đô của Đan Mạch, trở thành trung tâm thương mại của thế kỷ 12. Hiện nay, mức nước biển dâng cao đang đe dọa sự tồn tại của thành phố cổ này. Các kỹ sư và kiến trúc sư đang cố gắng để giảm nguy cơ lũ lụt gây ra đối với một số dự án ngầm, chẳng hạn như xe điện ngầm. Tuy nhiên, nếu họ muốn cứu các khu vực lịch sử đô thị, bảo vệ vùng bờ biển cần phải đặt làm ưu tiên hàng đầu.[/justify] [justify]3. Thành phố Rotterdam[/justify] [justify]Khoảng một nửa của thành phố Rotterdam thấp hơn mực nước biển. Trong nhiều thế kỷ, cảng biển quan trọng này ở Hà Lan phụ thuộc vào đê điều, đập nước để tránh các cuộc xâm lược của nước biển. Vào cuối những năm 1990, một hàng rào biển mang tên Maeslantkering, có thể chống lại các trường hợp lũ lụt khi mực nước biển tăng lên đến 4.88m, đã được xây dựng để bảo vệ thành phố. Tuy nhiên, nó không thể giải quyết tất cả vấn đề theo sự thay đổi thường xuyên của khí hậu.[/justify] [justify]4. Waddenzee tại Đan Mạch[/justify] [justify]Waddenzee ở Đan Mạch là một vùng trầm tích nổi ở phía đông nam của biển Bắc. Hàng năm có rất nhiều khách du lịch tới đây để thử cảm giác đi bộ đường dài trên những lớp trầm tích ấm áp này. Nhìn xa giống như họ có thể đi trên mặt nước biển. Tuy vậy, nếu nước biển dâng quá cao thì vùng trầm tích này cũng sẽ bị nhấn chìm hoàn toàn và không để lại dấu vết gì.[/justify] [justify]5. Zahara de la Sierra[/justify] [justify]Được bao quanh bởi những cánh đồng ô liu và cỏ xanh bạt ngàn, Zahara de la Sierra là một thị trấn nhỏ ở vùng đồi của Andalusia, miền Nam Tây Ban Nha. Là một trong những khu dân cư nổi tiếng của "Blancos pueblos" (tập hợp các làng của người Ấn Độ), ngôi làng này có biệt danh là "thị xã trắng", bởi vì đa số các tòa nhà màu trắng. Olive là cây quan trọng nhất trong khu vực. Nhiệt độ tăng cao và lượng mưa ngày càng giảm có thể gây tình trạng ra sa mạc hóa vùng đất xinh đẹp này.[/justify] [justify]6. Sông Thames[/justify] [justify]Suốt hàng trăm năm qua, sông Thames luôn luôn là dòng sông chính của London. Kể từ giai đoạn đầu thời kỳ Trung cổ, thành phố London bắt đầu mở rộng đến bờ sông, làm cho nguồn nước ngày càng hẹp hơn. Cho đến năm 1983, chính quyền địa phương xây dựng Đê sông Thames. Lũ quét London đã được kiểm soát. Thế nhưng, nước biển dâng cao thì con đê này cũng bị vô hiệu hóa.[/justify] [justify]7. Lucedio Abbey[/justify] [justify]Lucedio Abbey là quê hương của những người theo đạo Xitô từ thế kỷ 12, gần Trino, phía tây bắc Italy. Nó đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của sản xuất lúa trong khu vực. Khu vực này hiện nay được gọi là Principato di Lucedio, do đa số đất đai thuộc quyền sở hữu của ông hoàng bất động sản Lucedio. Do việc trồng lúa phụ thuộc chủ yếu vào nước, hiện tượng trái đất nóng lên, lượng mưa suy giảm và hạn hán kéo dài có thể “triệt tiêu” hoàn toàn ngành sản xuất lúa gạo của khu vực này.[/justify] [justify]8. Quần đảo biển ở Phần Lan[/justify] [justify]Quần đảo biển ở Phần Lan bao gồm khoảng 40.000 hòn đảo. Hiện tượng nước biển dâng cao có nguy cơ nhấn chìm hơn 40.000 hòn đảo này và biến chúng thành những tảng đá ngầm nằm sâu dưới đáy đại dương. Tất cả các loài động - thực vật quý hiếm sống trên các hòn đảo này cũng sẽ bị diệt vong.[/justify] [justify]9. Hồ Balaton của Hungary[/justify] [justify]Hồ Balaton của Hungary, thường được trìu mến gọi là "Biển hồ". Đây là hồ lớn nhất ở Trung Âu, và là một trong các điểm đến du lịch hàng đầu của Hungary. Nó nằm giữa các núi lửa ở Hungary phía Tây và trải dài gần 77km. Nhưng trong những năm gần đây, nhiệt độ tăng và suy giảm lượng mưa đã gây ra hiện tượng co rút hồ. Nếu xu hướng này tiếp tục, hầu hết các khu vực hồ cuối cùng sẽ khô cạn.[/justify] [justify]10. Dalarna, thành phố trung tâm của Thụy Điển[/justify] [justify]Dalarna, thành phố trung tâm của Thụy Điển, là điểm đến phổ biến cho các kỳ nghỉ của người dân nơi đây. Một kỷ lục mới được phát hiện ở đây vào năm 2004 khi các nhà nghiên cứu Thụy Điển thực hiện điều tra số lượng các loài cây. Hầu hết các cây ở đây là vân sam, nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp làm giấy Thụy Điển. Nhưng tình hình ngày càng tồi tệ của hiện tượng nóng lên toàn cầu và giảm lượng mưa trong mùa hè có thể cắt giảm số lượng cây vân sam đáng kể, dẫn đến nguy cơ sụp đổ ngành công nghiệp sản xuất giấy của Thụy Điển.[/justify] |