[justify]Xin được nhắc đôi chút về quá khứ oai hùng của Tổ quốc ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Hồi đó, nhân dân hậu cần miền Nam thường lo lắng mỗi khi có tiếng máy bay gầm rú trên bầu trời tuyến đường Hồ Chí Minh vì tưởng rằng đó là máy bay ném bom, hoặc ít nhất là những tên do thám đang ghi lại đường chuyển phát lương thực của quân ta. Thực ra, những chiếc máy bay ấy đang cố gắng “làm mưa”.[/justify]
[justify]Theo tính toán của bộ chiến lược Mỹ lúc đó thì những cơn mưa sẽ biến đất bùn ở tuyến đường Hồ Chí Minh trở thành lầy lội, gián tiếp chặn đường hậu cần của quân đội Việt Nam. Thế nhưng kế hoạch ấy thất bại thảm hại vì lượng mưa máy bay tạo ra là quá nhỏ, thậm chí là còn ít hơn cả lượng mưa bình thường không có sự can thiệp của quân Mỹ.[/justify]
[justify]Giờ đến chuyện ngày nay, một công ty Thụy Sĩ tên gọi là Meteo Systems khẳng định rằng chính họ đã tạo ra 50 cơn mưa trên sa mạc Abu Dhabi vào năm ngoái. Thế nhưng, một số nhà khoa học lại cho rằng điều này là “nhảm nhí và bịa đặt”.[/justify]
Mưa - "vũ khí quân Mỹ một thời" không cản nổi bộ đội Trường Sơn.
[justify]“Những gì mà Meteo Systems khẳng định hoàn toàn là vô nghĩa. Đó chỉ là một ví dụ đơn giản về điều tất lẽ dĩ ngẫu nó phải xảy đến” – Tiến sĩ Deon Terblanche, chuyên gia khí tượng thủy văn tại Tổ chức khí tượng thế giới cho biết. Trong khi đó, một số nhà khoa học lại tin rằng đó có thể là sự thực: Meteo Systems đã sử dụng công nghệ mới: một mạng lưới tháp sử dụng điện năng để phóng điện vào bầu không khí. Không khí được ion hóa dưới tác động của điện năng là nguồn gốc của mưa.[/justify]
[justify]Giáo sư Peter Wilder, của Đại học khoa học Munich chưa nhìn thấy mưa rơi trên sa mạc nhưng ông tin vào dự án của công ty Thụy Sĩ: “Tôi tin rằng công nghệ ion hóa có khả năng hoạt động” trong khi tiến sĩ Terblanche lại khẳng định chẳng có tí cơ sở khoa học nào dựa trên điều này cả.[/justify]
Ví dụ về cột sét làm mưa của Meteo Systems.
[justify]Quay lại cuộc chiến tranh Việt Nam, tác giả của những cơn mưa nhân tạo khi đó là thiên tài toán học, người đã giúp tạo nên bom nguyên tử ném vào 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, John von Neumann. Sau chiến tranh, ông chuyển hướng nghiên cứu của mình sang vũ khí thời tiết, có khả năng tạo nên những trận lụt nhấn chìm kẻ thù. Thế nhưng, tiền đổ vào thì nhiều nhưng kết quả thì nước Mỹ lại phải gánh chịu. Năm 1972, dân chúng vùng Nam Dakota đã bắn hạ chiếc máy bay của chính phủ do thông tin về vụ làm lụt này bị tiết lộ. Lý do là vì Nam Dakota đang hứng chịu đợt mất mùa khủng khiếp mà nguyên nhân bị đồn thổi chính là do những chiếc máy bay làm mưa đó.[/justify]
Thời tiết chẳng của riêng ai.
[justify]Dân chúng của thành phố Rapid thậm chí đã kiện chính phủ sau khi 238 người thiệt mạng vì lượng mưa của cả một năm đã bị “đám máy bay vô dụng” mang đi chỗ khác trong vài giờ đồng hồ.[/justify]
[justify]Thế nhưng, có tới hơn 40 quốc gia vẫn đang cố gắng thay đổi thời tiết bằng bàn tay con người. Chẳng nói đâu xa, ngay tại người láng giềng Trung Quốc, có tới hơn 50 nghìn người làm việc trong các trung tâm chuyển đổi thời tiết. Nhiệm vụ của họ là tạo mưa trên các vùng không thể nuôi cấy được do thiếu nước. Người ta tin vào khả năng của những người này đến nỗi tháng 10 năm 2009, họ nhận lệnh phải ngừng “làm mưa làm gió” vì có khả năng sẽ tạo mưa phùn vào lễ diễu hành tại Thiên An Môn nhân ngày Quốc khánh Trung Quốc.[/justify]
Máy bay làm mưa từng bị chính nông dân Mỹ bắn hạ.
[justify]Những vụ “làm mưa” đó đã gây nên cả khủng hoảng tại đất nước gần 2 tỷ dân. Năm 2004, dân chúng tại Bình Định Sơn và Chu Khẩu, thuộc tỉnh Hà Nam đã gần như không thèm nhìn mặt nhau sau một sự cố liên quan đến thời tiết. Số là, Bình Định Sơn vốn đang chịu nạn hạn hán rất nặng và các nhà khoa học cho rằng họ có thể làm được điều gì đó. Họ đã sử dụng súng và tên lửa bắn thẳng vào mây trên trời. Sau 4 giờ đồng hồ Bình Định Sơn đã có mưa, dày tới hơn 100 milimet. Những ngày sau đó, chỉ có hơn 25 milimet mưa trên thành phố Chu Khẩu. Dân chúng Chu Khẩu đã buộc tội Bình Định Sơn “ăn cắp mưa” của họ.[/justify]
Và câu chuyện về 2 thành phố ghét nhau vì mưa tại Trung Quốc.
[justify]Hãy thử hình dung, nếu đó không phải là 2 thành phố trong một nước mà là 2 quốc gia vốn không ưa lẫn nhau thì sao? Nó có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh đẫm máu.[/justify]
[justify]Nói tóm lại, việc “hô mưa gọi gió” hiện thời thực sự còn quá nhiều nỗi lo. Không chỉ nó mang lại khó khăn cho những nhà dự báo thời tiết mà nó còn có thể tác động đến cả chính trị của một quốc gia và thế giới. Xem chừng, việc làm mưa này tốt nhất, vẫn nên để cho "ông trời" quyết định thì hơn. 3crisp3[/justify]