[justify]Ngay sau khi phát hiện ra 2 lăng mộ cổ này, các nhà khảo cổ Ai Cập đã tiến hành khai quật và thu được những kết quả là có những bức họa trên tường rất động. Những người làm công tác khảo cổ cho biết, đây có thể là sự khởi đầu cho việc khai quật một nghĩa địa lớn trong khu vực Saqqara gần Cairo.[/justify]
Công tác khai quật được tiến hành
[justify]Lăng bộ mà các nhà khảo cổ phát hiện ra còn bao gồm 2 chiếc cửa giả được trang trí với những hình chạm khắc màu sắc như mô phỏng việc có 2 người đã được chôn tại đó. Đó là người cha Shendwas và con trai Khonsu – những người từng có vai trò là người ghi chép trong hoàng gia.[/justify]
[justify]Theo ông Abdel-Hakim Karar – nhà khảo cổ uy tín tại Saqqara cho hay thì: “Màu của một cánh cửa giả trông còn rất mới như thể nó vừa được vẽ xong”.[/justify]
2 chiếc cửa giả được phát hiện còn nguyên vẹn và màu sắc như mới vẽ
[justify]Tuy nhiên, 2 lăng mộ này đã không còn nguyên vẹn. Chính độ ẩm cao đã phá hủy quan tài của người cha Shendwas, còn lăng mộ của người con trai Khonsu đã bị bọn “mộ tặc” đào bới để tìm cổ vật và châu báu.[/justify]
[justify]Các nhà khảo cổ còn phát hiện ra trên cánh cửa giả mộ của người cha có cái tên Pepi II – người đã trị vì 90 năm và được cho là một trong những người trị vì lâu nhất trong các pharaong.[/justify]
Zahi Hawass – trưởng ban bảo tồn cổ vật của Ai Cập nhiệt tình với công tác khai quật lăng mộ
[justify]Còn những chữ được chạm khắc khác cho thấy 2 lăng mộ này có từ triều đại thứ 6 – triều đại khởi đầu cho sự suy tàn của Vương quốc Cổ (Old Kingdom) và cũng là thời đại của các kim tự tháp.[/justify]
[justify]Zahi Hawass – trưởng ban bảo tồn cổ vật của Ai Cập cho biết, đây là những phát hiện vô cùng mới mẻ và “đây là những lăng ngôi mộ đặc sắc được tìm thấy từ trước tới nay bởi sự nguyên vẹn của màu sắc. Nếu được khai quật cả khu vực này có thể sẽ hé mở ra nghĩa địa lớn nhất của Ai Cập cổ đại”.[/justify]
[justify]Trong lăng mộ, các nhà khoa học còn tìm thấy rất nhiều bình nhỏ được làm bằng đá vôi hình con vịt và một tháp nhỏ cũng được làm bằng đá vôi. Chúng được chôn cùng người chết vào triều đại thứ 5 và thứ 6 nhằm chứng tỏ sự tôn sùng thần Mặt trời Ra. Sở dĩ có kết luận này là vì “những cổ vật này được phát hiện chôn ở dưới đáy của ngôi mộ với độ sâu 18 m”, ông Hawass nói.[/justify]
Những chiếc bình hình con vịt và một chiếc tháp nhỏ được tìm thấy trong lăng mộ
[justify]Theo các nhà khoa học thì cho tới nay mới chỉ có 6 lăng mộ có niên đại từ giai đoạn cuối của Vương quốc Cổ được tìm thấy. Còn 2 lăng mộ cha con nằm ở phía Tây kim tự tháp bậc thang của Vua Djoser – kim tự tháp cổ nhất Ai Cập xây dựng từ năm 2650 trước Công nguyên là một phát hiện vô cùng quý giá.[/justify]