[justify]Lời khuyên cho những dòng tâm sự của một số bạn trẻ đang tuyệt vọng như: “Mình hoàn toàn suy sụp và không thể nào gượng đứng dậy. Hãy cho mình lời khuyên”, “Hãy giúp tôi với, tôi đang thất vọng không biết phải làm gì”… là đường link dẫn tới những topic mang những tiêu đề sốc như: “Giáo trình dạy tự tử”; “Cẩm nang tìm đến cái chết” hay “Lớp trực tuyến dạy tự tử miễn phí”…[/justify] [justify]Có hàng chục cách tự tìm đến cái chết được các giáo trình, cẩm nang này đưa ra như: Uống thuốc ngủ; nhảy sông, nhảy cầu; treo cổ; chết vì tai nạn giao thông; điện giật…, dưới những cái tên kỳ cục, như: Hỏa phụng bái thiên (tự thiêu bằng xăng); Sấm chớp vang trời (điện giật trong bồn tắm)…[/justify] Những bản giáo trình, cẩm nang tự tử được lưu truyền nhan nhản trên các diễn đàn mạng của giới trẻ [justify]Đáng báo động là cùng với sự xuất hiện những cẩm nang, giáo trình dạy tự tử, gần đây liên tục xảy ra những ca tự tử có kịch bản khá giống với những cẩm nang đang đầy rẫy trên mạng. Nạn nhân của những vụ việc này đều đang ở độ tuổi rất trẻ. Gần đây nhất ngày 6-12 là vụ nhảy cầu Thăng Long (Hà Nội) của một nam nữ rất trẻ khiến cả hai thiệt mạng.[/justify] [justify]Trước đó khoảng 10 ngày, tại cầu Long Biên dư luận lại được một phen hoảng hồn khi chứng kiến một cô gái leo lên trụ sắt cao nhất của cầu với ý định gieo mình xuống sông Hồng vì cãi nhau với người yêu. Rất may là lực lượng công an đã can thiệp kịp thời cứu được mạng sống của cô gái.[/justify] [justify]Trực tiếp điều trị nhiều ca bệnh trầm cảm, đòi tự tử của các bạn trẻ, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Viện Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, cho rằng đây là hiện tượng báo động. Theo bác sĩ Dũng, sở dĩ nhiều bạn trẻ lựa chọn hành động này là do họ chưa được trang bị những kỹ năng sống, chưa có lối sống tích cực.[/justify] |