Cuộc khảo sát trên 4.800 người, công bố vào năm 2010, cho thấy cứ khoảng 2 người dân thành thị thì một người có cholesterol cao.
Mỡ trong máu bao gồm các chất cholesterol, triglycerid, phospholipid và acid béo tự do, trong đó cholesterol chiếm 60-70%. Trong máu lúc nào cũng có mỡ, chúng luôn chiếm một tỷ lệ nhất định, nhưng khi chúng cao hay thấp bất thường thì bị gọi là 1“rối loạn”. Việc rối loạn mỡ máu tiến triển rất âm thầm do lượng cholesterol tăng cao hơn mức cần thiết của cơ thể gây nên chứng xơ vữa, tắc mạch máu.
Ngay cả những người có thể trạng không béo vẫn rối loạn chuyển hóa mỡ. Khảo sát gần đây của các bác sĩ Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM trên 700 người có độ tuổi từ 30-69 có chỉ số cơ thể BMI (tính bằng trọng lượng cơ thể chia bình phương chiều cao) nằm trong khoảng trung bình (từ 18,5 đến 25) cũng cho thấy có đến 77,8% bị rối loạn mỡ máu.
PGS.TS Lê Bạch Mai - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc cho biết, rất khó để nhận biết những dấu hiệu đầu tiên khi rối loạn mỡ máu hay dư thừa cholesterol. Chính vì thế, đây được phong là kẻ giết người thầm lặng nhất. "Nó vô cùng âm thầm 'đánh lén' chúng ta từ từ. Đến một lúc nào đó khi cảm thấy mệt, đau ngực thì ta mới biết đã bị nhồi máu mất rồi. Vì thế yếu tố phòng bệnh cực kỳ quan trọng”, PGS Mai nhận xét.
Rối loạn mỡ máu là một trong những thủ phạm nguy hiểm gây thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, tai biến mạch não, suy thận, mù mắt… |
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp TP HCM cũng cho biết, cần phải hiểu rằng chất béo không đồng nghĩa với chất có hại, miễn là hàm lượng chất béo trong máu, trong gan, trong mô dưới da đừng vượt quá định mức bình thường. Nhiều người cũng cho rằng những ai béo phì không cần chất béo vì đã có thừa dưới da bụng, mông, đùi… Trên thực tế, dù gầy hay mập, cơ thể lúc nào cũng cần được tiếp tế chất béo.
"Không ít người muốn sụt cân, muốn ổn định thể trọng đã tìm cách giới hạn ăn chất béo đến mức tối đa. Tuy nhiên, nếu đã bị rối loạn mỡ máu thì chất mỡ trong máu vẫn có thể tăng cao cho dù có nhịn ăn thịt mỡ vì cơ thể tự tổng hợp chất béo từ chất đường thặng dư trong máu, như trong trường hợp của người tiểu đường", bác sĩ Hoàng nhận định.
WHO ước tính, mỡ máu cao có liên quan đến 48% trường hợp tai biến mạch máu não, 56% ca thiếu máu cơ tim trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 28 triệu người tử vong do các bệnh lý liên quan đến rối loạn mỡ máu (chiếm hơn 50% ca tử vong). Theo Hội phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, có 200.000 người Việt đột quỵ mỗi năm do nhiễm mỡ máu.
Theo PGS Mai , hiện nay hầu hết các bệnh nhân đều chưa hiểu mối tương quan giữa rối loạn máu mỡ và cao huyết áp. Thực tế hai bệnh này liên quan đến ít nhất 45% các ca tử vong vì bệnh tim mạch và 51% các ca tử vong do đột quỵ. Nếu rối loạn mỡ máu "sánh duyên" cùng cao huyết áp sẽ càng làm gia tăng biến chứng nguy hiểm trên người bệnh.
"Rối loạn mỡ máu, cao huyết áp là bệnh không thể chữa khỏi, người bệnh phải sống chung với nó đến hết cuộc đời. Vì vậy, bệnh nhân cần được kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ để bảo vệ và duy trì sức khỏe, ngăn ngừa các biến chứng và nguy cơ tử vong", PGS Mai nhấn mạnh.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo để phòng và điều trị rối loạn mỡ máu, cao huyết áp cần phải thay đổi thói quen ăn uống, lối sống, tăng cường tập thể dục, cai thuốc lá, hạn chế rượu bia. Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu y khoa cũng đang cố gắng tìm những nhân tố có thể điều hòa tổng thể bộ mỡ máu từ receptor tế bào mà không gây ra tác dụng phụ.
Thay đổi thói quen ăn uống, lối sống và hỗ trợ tế bào hấp thu cholesterol để giúp phòng ngừa rối loạn mỡ máu. |
"Cơ chế tác động của GDL-5 là cải thiện hoạt động của các receptor tế bào, từ đó thúc đẩy LDL thành ra HDL. Vì thế, GDL-5 vừa có tác dụng phòng ngừa vừa giúp điều trị rối loạn mỡ máu hiệu quả", PGS Mai phân tích.