Sức khoẻ 2013-08-20 09:48:40

"Rợn người" với những tác hại có thật của thuốc lá


[justify]“Hôm đó, mình vẫn mua bao thuốc lá như mọi ngày. Nhưng bà bán hàng vừa đưa ra, mình vội rụt tay lại bởi nhìn thấy hình ảnh vềtác hại của thuốc lá lồng ngực mở toang với lá phổi xám xịt bên trong…[/justify]
[justify][/justify]
[justify]Giật mình, chờn chợn bởi chưa bao giờ mình nghĩtác hại của thuốc lá kinh khủng khiếp như vậy. Từ trước tới nay, mình cứ nghĩ hút thuốc chỉ bị ngả màu vàng răng. Mình bị ám ảnh bởi hình ảnh đó nên đã không mua thuốc ở thời điểm đó. Sau đó, vì nghiện quá, mình bỏ thêm tiền để mua thuốc bao cứng (chưa in cảnh báo bằng hình ảnh), nhưng mình nghĩ, dần mình cũng sẽ phải bỏ thuốc”, Nam - một nhân vật tham gia phỏng vấn của nghiên cứu do Đại học Y tế công cộng thực hiện chia sẻ.[/justify]
[justify]Nhận biết tác hại thực của thuốc lá[/justify]
[justify]Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất hóa học, trong đó có 69 chất gây ung thư, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau như ung thư phổi, bệnh tim mạchphổi tắc nghẽn, vô sinh….và gây nên cái chết của 40.000 người Việt mỗi năm. Tác hại của thuốc lá là vậy, thế nhưng, đa phần những người hút thuốc lá vẫn mơ hồ về tác hại của thuốc lá.[/justify]
[justify]Một nghiên cứu về cảnh báo sức khỏe (CBSK) bằng hình cảnh trên vỏ bao thuốc lá ở Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu và Trợ giúp Phát triển cộng đồng (CDS) thực hiện nghiên cứu năm 2011 cho thấy, có tới 60% đối tượng tham gia nghiên cứu không để ý tới CBSK bằng chữ "Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi"; "Hút thuốc lá có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính" trên bao thuốc.[/justify]
[size=x-small]Những hình ảnh như thế này có khiến người ta từ bỏ thuốc lá[/size]

[justify]Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phần lớn những người hút thuốc đều không hiểu rõ, tận tường về  những mối nguy cơ sức khỏe mà thuốc lá có thể gây ra. Họ chỉ hiểu chung chung vềtác hại của thuốc lá. Rất nhiều trong số những người sử dụng thuốc lá chỉ kể được bệnh có liên quan là ung thư phổi mà không kể được tên của những căn bệnh khác. Họ cũng không biết rằngtác hại của thuốc lá có thể gây bệnh tim mạch, đột quỵ và nhiều căn bệnh khác, bao gồm nhiều dạng ung thư khác.[/justify]
[justify][/justify]
Bệnh ung thư phổi

[justify]Khi đọc hai thông điệp về tác hại của thuốc lá này, chỉ có 5% đối tượng tham gia nghiên cứu hiểu được rằng hút thuốc lá chắc chắn sẽ làm tăng khả năng gây ung thư phổi và 6,4% hiểu rằng hút thuốc lá chắc chắn sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Chỉ có 6% người trả lời phỏng vấn cho rằng những lời cảnh báo hiện tại có ấn tượng mạnh, trong khi đa phần cho rằng những cảnh báo này có mức độ ấn tượng bình thường (28,1%) hoặc ít gây ấn tượng (30,7%) hay không gây ấn tượng gì (32,2%).[/justify]
[justify]Gần 60% người tham gia phỏng vấn cho rằng với hai cảnh báo hiện tại về tác hại của thuốc lá, họ cũng không quan tâm hơn tới những ảnh hưởng tới sức khỏe do thuốc lá gây ra và có hơn 40% đối tượng cảm thấy không sợ/ xem thường về mức độ gây sợ hãi của CBSK về tác hại của thuốc lá.[/justify]
[justify]Thích hình ảnh “trực diện”[/justify]
[justify]Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), để giảm tỉ lệ người tử vong do thuốc lá, cần phải chỉ cho họ thấy tác hại thực sự của thuốc lá. Thay vì dòng chữ cảnh báo tác hại của thuốc lá đơn giản, nhỏ bé như hiện nay, các bao thuốc lá phải thể hiện những hình ảnh gây sốc như các khối u trong phổi, tắc nghẽn mạch máu trong não và răng bị sâu do hút thuốc.[/justify]
[size=x-small]Đây là hình ảnh trước và sau khi hút thuốc lá, liệu nhìn thấy hình này bạn có dám hút thuốc?[/size]

[justify]WHO cho rằng cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh in trên vỏ bao bì thuốc lá được coi là biện pháp kinh tế, không tốn kém, nhưng lại rất có hiệu quả trong việc cảnh báo về những tác hại của thuốc lá với sức khỏe. CBSK bằng hình ảnh chứa các thông điệp rõ ràng và trực tiếp, thậm chí tác động được tới cả những người không biết chữ. Các hình ảnh cảnh báo làm giảm thẩm mỹ của các vỏ bao thuốc và sẽ góp phần ngăn ngừa những người có ý định hút thuốc.[/justify]
[justify][/justify]
[justify]“Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới cho thấy, những cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh thúc đẩy người hút thuốc bỏ thuốc và ngăn cản mọi người, đặc biệt là giới trẻ, khỏi việc bắt đầu hút thuốc. Như tại Brazil, 2/3 số người hút thuốc cho biết các cảnh báo sức khỏe làm họ muốn bỏ thuốc. Tại Canada, hơn một nửa số người hút thuốc (58%) cho biết CBSK bằng hình ảnh giúp họ suy nghĩ nhiều hơn về các tác động sức khỏe của việc hút thuốc. Tại Singapore, hơn một phần tư số người hút thuốc (28%) nói rằng họ hút ít thuốc hơn nhờ những cảnh báo sức khỏe, 71% nói rằng họ biết nhiều hơn về những ảnh hưởng tới sức khỏe của việc hút thuốc. Còn tại Thái Lan, 44% người hút thuốc cho rằng CBSK bằng hình ảnh làm cho họ muốn bỏ thuốc trong tháng tiếp theo, và 53% cho rằng họ nghĩ khá nhiều về những nguy cơ sức khỏe do hút thuốc lá gây ra”, đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho biết.[/justify]
[justify][/justify]
[justify]Ths. Lê Thị Thanh Hương, Phó trưởng Bộ môn Sức khỏe môi trường, trường Đại học Y tế công cộng cho biết, trong một nghiên cứu thực hiện tại trường, nhiều thanh niên bày tỏ, nhờ nhìn vào hình ảnh cảnh báo sức khỏe mới biết thêm được tác hại của hút thuốc và sẽ có thêm động lực để khuyên những người xung quanh bỏ thuốc.[/justify]
[justify]“Nghiên cứu do Trường Đại học Y tế công cộng tiến hành Nghiên cứu cho thấy, các mẫu CBSK với những hình ảnh “sốc” như Hút thuốc gây bệnh tim mạch; Hút thuốc gây hôi miệng và hỏng răng; (Hút thuốc dẫn đến cái chết từ từ và đau đớn; Khói thuốc lá rất có hại cho thai nhi và trẻ nhỏ nhận được sự ủng hộ của 70% - 90% người dân tham gia nghiên cứu”, bà Hương cho biết[/justify]
[justify]Tổ chức Y tế thế giới cho rằng, việc in cảnh báo tác hại của thuốc lá với sức khỏe bằng hình ảnh diện tích lớn có thể giúp tránh được khoảng 500 ca tử vong sớm (do thuốc lá) mỗi năm vào năm 2023 và khoảng 750 ca vào năm 2033. Bắt đầu từ 1/5/2013, Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực và theo Luật, Việt Nam đã in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh chiếm 50% diện tích vỏ bao thuốc lá.[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)