Vẻ đẹp kỳ bí của sinh vật phù du được nhóm thám hiểm Tara Oceans chụp được tại vùng biển Ấn Độ Dương.

Bên phải bức hình là một sinh vật thân mền chân cánh và cạnh đó là 2 sinh vật giáp xác chân kiếm, trong khi chấm cam ở bên trái là một mảnh sơn từ tàu của nhóm thám hiểm.

Những sinh vật phù du đủ mọi kích cỡ được nhóm thám hiểm bắt bằng lưới có mắt chưa đầy 0,01 mm tại khu vực biển Thái Bình Dương.

Con sứa nhỏ này được thu thập tại biển Địa Trung Hải. Nó có họ hàng gần với sứa bất tử Turritopsis.

Sinh vật giáp xác Phronima genus thường ăn phù du trên mặt nước và thường tận những chiếc vỏ chai lọ làm giáp bảo vệ.

Từ trái qua phải: Sinh vật giáp xác chân kiếm, ấu trùng cua nhện, một sinh vật giáp xác, mực nhỏ, sinh vật giáp xác Phronima và động vật thân mềm Atlanta.

Tảo Lauderia annulata được nhóm thám hiểm thu thập tại khu vực biển Ấn Độ Dương.

Tàu của nhóm thám hiểm Tara Oceans sử dụng để thu thập các sinh vật ăn phù du ở các đại dương trên khắp thế giới.

Trong 3 năm rưỡi, nhóm thám hiểm đã thu thập được 35.000 phù du tại 210 địa điểm khác nhau.