Phiếu bài tập toán 6 của bé K. Trường THCS Cầu Giấy |
Tham khảo sách nâng cao vẫn "thua"
Sau buổi làm quen, V về nhà với một số phiếu bài tập chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới của bé K, kèm theo lời nhắn nhủ “cố gắng luyện cho cháu một số dạng để chuẩn bị cho bài kiểm tra vào hôm thứ Hai”, trong khi hôm đó đã là thứ Năm – Vương kể. Cậu cho biết với thời gian gấp gáp như vậy, không thể ngồi suy nghĩ từng bài trong số 14 bài tập mà cô giáo giao cho bé K phải hoàn thành. “Bởi chúng không đơn giản đến mức đọc đề là bật ngay ra cách giải”. V quyết định ra hiệu sách mua những cuốn hướng dẫn cách giải những dạng bài tập này, từ đó tìm ra cách giải của từng phép toán cụ thể cho… nhanh, rồi truyền đạt lại cho học trò.
Sau khi xem xét một hồi, cậu nhận thấy những cuốn sách tham khảo cơ bản không thể đáp ứng được hầu hết những bài tập về nhà của bé K. Cậu phải chọn những cuốn nâng cao, về nhà phải nghiền ngẫm kĩ, “mà có khi đọc lời giải có sẵn mà vẫn thấy khó hiểu” – V chia sẻ. Với những bài được đánh dấu sao (*), cho tới sát ngày phải đi dạy, V vẫn chưa tìm ra cách giải.
V đem những bài tập này ra hỏi các bạn trong xóm trọ – hầu hết là SV ĐH Mỏ - Địa chất và Học viện Tài chính. Những cử nhân tương lai cũng phải tranh luận ỏm tỏi, ‘náo loạn’ cả xóm trọ mà vẫn… chưa đâu vào đâu. Theo V và một số bạn trong xóm thì hồi họ học lớp 6, không phải làm những bài tập “khó đến như thế này!"
Một số bài toán trong phiếu bài tập của bé K. |
Học sinh lớp chuyên Toán mới giải được
Khi được hỏi ý kiến về những bài tập này, cô Thủy, giáo viên dạy Toán lâu năm của một trường cấp 2 huyện Đông Anh cho rằng đây là những dạng bài khó, dành cho học sinh giỏi, lớp chuyên, lớp chọn. Cô cũng cho biết, cô thường chỉ cho 1, 2 bài nâng cao như thế này trong mỗi bài kiểm tra, không thì HS không thể làm được. “Những dạng bài này thực sự khó. Sinh viên đại học không quen, không làm được cũng dễ hiểu thôi!”
Cô Nhung, giáo viên Toán trường THCS Hecman, Mỹ Đình cũng đồng tình với ý kiến trên. Cô còn khẳng định phải là học sinh chuyên Toán mới có thể giải được những bài này. “Sinh viên đại học không làm được cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Đến những giáo viên trực tiếp dạy đôi lúc cũng phải chật vật. Nếu không thường xuyên tiếp xúc, nghiên cứu thì bất cứ ai cũng phải bối rối”.
Trong khi đó, bé K chia sẻ rằng cô giáo chỉ cho phép không làm được 2 trong số 14 bài này. Ba bài kiểm tra 15 phút gần đây của bé K đều chỉ được 2 điểm, mặc dù bài có dễ hơn. “Có 2, 3 bạn được 10, còn lại rải rác từ 5, 6 tới 7, 8” – K chia sẻ.
Nguyễn Thảo