Năm 2016 là tròn 30 năm đất nước bước vào cuộc đổi mới mạnh mẽ kể từ Đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986. Nhiều năm trôi qua nhưng những chính sách, câu chuyện, con người về sự cần thiết phải thay đổi cách đây 30 năm đến nay vẫn còn nguyên còn giá trị.
Bây giờ ít người hình dung được Sài Gòn một thời được ví là Hòn Ngọc Viễn Đông mà những năm đầu thập kỷ 80 thế kỷ trước dự trữ gạo của thành phố chỉ đủ dùng vài ngày, người dân phải ăn cơm độn khoai, sắn, củ mì.
Gạo ăn chỉ đủ vài ngày
Trước năm 1975, lương thực của Sài Gòn hoàn toàn do thị trường tự do cung cấp với các mạng lưới bao gồm các chủ chành, chủ vựa gạo ở miền Tây. Họ mua gom lúa của các điền chủ, xay xát, vận chuyển lên thành phố theo một mạng lưới được đặt tại các chợ.
Tuy nhiên, sau năm 1975, Nhà nước đã đặt vấn đề cải tạo tư bản tư doanh ở miền Nam, độc quyền khâu bán buôn. Điều đó có nghĩa là phải xóa bỏ toàn bộ khâu bán buôn lúa gạo ở miền Nam, thay bằng mậu dịch quốc doanh với các công ty lương thực. Như vậy, Nhà nước phải lãnh nhiệm vụ cung cấp gạo hằng ngày cho mấy triệu dân thành phố.
Năm 1979, ông Ngô Văn Tân đang là bộ đội ở Bộ tư lệnh Quân khu 7 được Thành ủy TP.HCM xin về làm Trưởng phòng lương thực Q.3 (sau này ông Tân là Giám đốc Công ty Lương thực TP.HCM).
Ông Tân kể dân số Q.3 lúc đó khoảng 200.000 dân. Mỗi tháng tiêu chuẩn mỗi người được phát 9 kg nhưng quận thường xuyên phát không đủ, lại hay trễ. Để tăng cường cứu đói, mỗi tháng Q.3 được cấp 15 xe khoai, mì, sắn độn vào cơm. Thế nhưng lượng khoai sắn tăng cường này không đủ làm cho dạ dày người dân ấm lại.
Trước tình thế khó khăn của người dân, một số lãnh đạo TP.HCM trong đó đứng đầu là Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt quyết tâm không để dân đói thêm nữa. Nhưng giải quyết nạn đói bằng cách nào là bài toán khá hóc búa. Vì theo quy định lúc đó, việc thu mua lúa là việc của T.Ư chứ không phải của thành phố. Từng là người trước đó vào sinh ra tử, thấy khó không thối lui, ông Kiệt đặt vấn đề phải tháo gỡ chứ không thể chờ T.Ư “viện trợ” được.
Ông Lữ Minh Châu, khi đó là Giám đốc Ngân hàng Nhà nước ở TP.HCM nhớ lại vào một buổi sáng đích thân Bí thư Võ Văn Kiệt gọi điện mời ông Châu tới nhà ăn sáng. Khi ông Châu tới, trên bàn ăn đã có một vài lãnh đạo sở ngành của TP.HCM chờ sẵn, trong đó có bà Nguyễn Thị Ráo (Ba Thi, khi đó là Phó giám đốc Công ty Lương thực TP).
Ăn sáng xong, Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt thông báo gạo dự trữ của thành phố chỉ đủ dùng trong vài ngày. Tình hình bây giờ rất nguy cấp vì Bộ Lương thực không cấp đủ gạo mà Sở Lương thực không có thẩm quyền mua theo giá thỏa thuận. Mà có được quyền mua thì người dân ở đồng bằng sông Cửu Long cũng không dám bán vì bán với giá nghĩa vụ càng bán càng thiệt, chưa kể tù tội vì bán chui luôn rình rập.
Bàn tới bàn lui rồi cũng có cách tháo gỡ là làm theo “Kế hoạch 2” mà bà Ba Thi đề xuất. Tức là phía tài chính, ngân hàng xuất tiền để bà Ba Thi dùng quan hệ của mình xuống miền Tây mua gạo. Thành ủy sẽ cấp giấy để tổ thu mua vận chuyển từ miền Tây lên Sài Gòn một cách hợp pháp. Tổ thu mua lương thực do bà Ba Thi làm tổ trưởng ra đời từ đó. “Kế hoạch 2” được ông Võ Văn Kiệt đồng tình.
“Việc Thành ủy TP.HCM đồng ý để Công ty Lương thực TP “phá rào” cả về giá lẫn cơ chế, xuống thẳng các tỉnh ĐBSCL mua lương thực với giá sát thị trường, đem về bán cho người dân với giá “đảm bảo kinh doanh”, không lấy lãi, đó là sự vi phạm nghiêm trọng về cơ chế giá, cả về cơ chế phân phối lưu thông. Nhưng đứng trước nguy cơ cả thành phố bị đói, bà Ba Thi, Giám đốc Công ty Lương thực đã được Bí thư Thành ủy cho phép làm một việc mà nhiều người gọi là sử dụng “xe cứu hỏa” và “xe cứu thương” để “vượt đèn đỏ” Trích Tư duy kinh tế VN 1975-1989 |
“Vượt đèn đỏ”
Theo ông Ngô Văn Tân, đầu tiên tổ thu mua lấy Cần Thơ làm thí điểm. Sau khi được sự đồng tình của lãnh đạo tỉnh, các nhân viên tổ thu mua cùng với các đoàn hội đến từng hộ dân vận động bán lúa theo giá thỏa thuận.
Người dân ban đầu e dè nhưng rồi phấn khởi chịu bán vì thấy giá cao gấp mấy lần giá bán nghĩa vụ cho Nhà nước. Việc thu mua ngày càng thuận lợi và được rộng ra các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau…
“Thời gian đầu còn mới, mỗi tháng tổ thu mua chỉ mua được 400-500 tấn nhưng về sau mỗi tháng thu mua được 10.000-20.000 tấn. Từng đoàn xe nối đuôi nhau từ miền Tây chở lúa gạo lên phân phối cho dân Sài Gòn”, ông Tân kể. Theo ông Tân, tổ thu mua hoạt động liên tục từ năm 1979 đến năm 1982, đến khi đời sống người dân Sài Gòn ổn định thì tạm dừng.
Theo cuốn sách Ấn tượng Võ Văn Kiệt do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long và NXB Trẻ xuất bản, chuyện mua lúa giá thị trường tưởng đơn giản nhưng là việc tày đình. Giám đốc Công ty Lương thực TP dám đánh cả đoàn xe xuống ĐBSCL mua lúa giá 2,5 đồng/kg (tương đương 5 đồng/kg gạo). Gạo chở về Sài Gòn bán theo giá kinh doanh (giá mua thực tế + chi phí xay xát + chi phí vận tải + thặng số thương nghiệp).
Trong khi giá lúa do Ủy ban Vật giá quy định, Bộ Chính trị duyệt và Thủ tướng ký là 0,52 đồng/kg. Bà Ba Thi mua cao hơn năm lần quả là chuyện động trời. Nhưng lý do của bà khó ai có thể kết tội: phải lo cho cái bao tử của 3 triệu người dân TP. Đúng là bà dám vượt “đèn đỏ”, nhưng là ngồi trên xe cứu thương và cứu hỏa vượt công khai, chính đáng.
Cái mốc “phá giá” này đã đẩy giá lúa khắp đồng bằng Nam bộ lên 2,5 đồng/kg. Giá chỉ đạo 0,52 đồng/kg bị vô hiệu hóa. Không bao lâu sau, mức phá giá đó lan ra cả nước. Không lùi được nữa. Sự đột phá của Công ty Lương thực TP không chỉ cứu cái bao tử người dân TP mà còn cứu nông dân cả nước khỏi cơ chế giá nghĩa vụ quá ư lỗi thời.
Trong cuốn Tư duy kinh tế VN 1975-1989, tác giả Đặng Phong viết: “Việc Thành ủy TP.HCM đồng ý để Công ty Lương thực TP “phá rào” cả về giá lẫn cơ chế, xuống thẳng các tỉnh ĐBSCL mua lương thực với giá sát thị trường, đem về bán cho người dân với giá “đảm bảo kinh doanh”, không lấy lãi, đó là sự vi phạm nghiêm trọng về cơ chế giá, cả về cơ chế phân phối lưu thông. Nhưng đứng trước nguy cơ cả thành phố bị đói, bà Ba Thi, Giám đốc Công ty Lương thực đã được Bí thư Thành ủy cho phép làm một việc mà nhiều người gọi là sử dụng “xe cứu hỏa” và “xe cứu thương” để “vượt đèn đỏ”.
Thiếu thốn đủ bề Tết Bính Thìn 1976, tức là chỉ sau hơn 6 tháng kết thúc chiến tranh ở miền Nam, hơn 80 trí thức Việt kiều khắp năm châu được Chính phủ mời về nước ăn tết. Nhận được thư mời, ông Nguyễn Đăng Hưng, học bổng sang Bỉ du học ngành ngành vật lý hàng không và không gian ở Đại học Liege mừng khôn xiết bởi đây là cơ hội để thăm dò tình hình trước khi về hẳn với quê hương với mong muốn phục vụ lâu dài. GS Hưng nhớ lại: “Ngay khi đặt chân xuống Hà Nội, nhóm Việt kiều đề nghị gặp lãnh đạo chính quyền và cơ quan quản lý khoa học kỹ thuật để nắm tình hình, chính sách, đề đạt nguyện vọng để từ đó có hướng giúp đỡ đất nước. Chúng tôi không phải về để đi chơi”. Nhưng rồi những yêu cầu đó không được phía cơ quan quản lý khoa học kỹ thuật đáp ứng. Trong cuộc gặp mặt này, đại diện quản lý khoa học không hỏi nhiều về môi trường phát triển khoa học, về tâm tư của anh em trí thức, mà chỉ yêu cầu mọi người cung cấp nhiều catalog các mặt hàng với mục đích để mua chứ không phải để nghiên cứu khoa học hay kỹ thuật. Đáng buồn thay, số sách khoa học mà Việt kiều đưa về nhiều năm sau, nằm nguyên ở các viện mà không được chuyển tới tay nhà khoa học. Sau vài ngày ở Hà Nội, ngày 29 Tết, GS Hưng trở về Sài Gòn. Chiều 30 Tết, GS Hưng và người cháu thăm thú đường hoa Nguyễn Huệ. Thấy cảnh vật trữ tình nên thơ, GS Hưng lấy máy ảnh bấm một vài kiểu. Ai dè một trong số bức ảnh dính phải người công an đang làm nhiệm vụ bảo vệ đường hoa. Từ đây rắc rối ập đến với chú cháu GS Hưng. Dù cố gắng lí giải đó chỉ là vô tình nhưng rồi cuối cùng GS Hưng và người cháu bị mời về đồn công an gần đó. “Hai chú cháu tôi bị giữ từ 9 giờ tối đến 1 giờ sáng hôm sau mới được cho về. Buồn và thất vọng tràn trề vì phải đón giao thừa đầu tiên sau 16 năm xa quê hương ở đồn công an. Nhưng khi đó tôi vẫn cảm thông vì nghĩ đất nước mới hòa bình còn có nhiều khó khăn. Niềm vui quá lớn vì sau nhiều năm xa cách nay được về đã lấn át hết những sự cố liên quan đến mình”, GS Hưng kể lại. Hè năm 1977, GS Hưng được mời về giảng dạy lần hai và được tiếp rước rất ân cần, Nhà nước lo cho ăn ở rất đầy đủ, tiêu chuẩn. Nhưng cũng chính lúc này ông lại tỉnh táo quan sát kĩ hơn cuộc sống ở Việt Nam lúc này. Đầu tiên hàng hóa cái gì cũng thiếu thốn. Mang tiếng là Việt kiều về thăm quê, có chút tiền nhưng hỏi mua chút quà về cho gia đình đều không có. Sản phẩm hàng hóa làm ra chỉ chưng làm kiểng, ngắm cho vui qua cửa kính thôi. Hè năm 1979, GS Hưng lại về Việt Nam nối tiếp công tác cũ. Lần này ông nhận thấy sự thiếu thốn của đời sống người dân đã đi đến mức trầm trọng rõ rệt. Ông thấy đặt ra những vấn đề khoa học tính toán cao siêu vào lúc này không đâu vào đâu nữa. Khoa học đã trở thành một thứ xa xỉ, vô vị trong một khung cảnh xã hội chưa giải quyết được miếng ăn, manh áo… Việt Nam lúc này đang là ốc đảo nghèo đói trong lúc các nước Đông Á – Thái Bình Dương phát triển nhảy vọt trên con đường thịnh vượng giàu sang. Những ngày ở Sài Gòn trước khi bay về Bỉ, lúc rảnh rỗi GS Hưng thường đi xích lô ngắm phố phường giải khuây. Một bữa, nhìn mặt người đạp xích lô sáng sủa, ăn nói lời lẽ rành mạch, tầm hiểu biết khá sâu và cao, GS Hưng lấy làm lạ. Chú ý nhìn mãi mới nhớ ra: “Trời! Có phải anh là Cẩn không? Cẩn học trường Pants bên Paris về nước năm 67?”, “Vâng, phải Hưng không? Hưng đi Bỉ năm 59 phải không?”, người này hỏi. Thì ra người đạp xích lô kiếm ăn qua ngày chính là anh bạn học xuất sắc mà GS Hưng từng thán phục ngày nào. GS Hưng kể đêm trước hôm ra đi, ông Nguyễn Văn Linh có tổ chức bữa tiệc nhỏ để tiễn anh em Việt kiều. Khi tiệc sắp tàn, còn lại một vài người, GS Hưng rút hết gan ruột tâm sự với ông Nguyễn Văn Linh – người sau này là Tổng bí thư sau Đại hội Đảng lần thứ 6: “Em lấy vé máy bay mai đi rồi. Từ đây em không bao giờ về Việt Nam nữa nếu đất nước không có sự đổi thay. Giờ người dân đói khổ lắm rồi. Đến cái cột đèn cũng muốn ra đi”. Ông Nguyễn Văn Linh nghe xong không nói gì nhưng gương mặt rất buồn. |
Mà em có một thắc mắc, trước năm 1975 thì dân số SG chỉ tầm 3 triệu hoặc hơn chút đỉnh, nói như bài báo này là nếu không nhờ mấy ông trong rừng ra thì toàn bộ dân SG bị chết đói hết hả ta?
Nguy hiểm thặc.
Nguy hiểm thặc.