Núi lửa hoạt động luôn là nỗi lo sợ của những người dân sống quanh khu vực này. Những dòng nham thạch nóng bỏng, đỏ au, sền sệt phun lên, trào ra và bắn đi khắp nơi từ miệng núi lửa ở khắp nơi trên thế giới hàng năm vẫn cướp đi sinh mạng nhiều người. Hình ảnh trên Time.
Núi lửa Krakatoa nằm giữa đảo Java và Sumatra, Indonesia phun trào trong hai ngày 26 và 27 tháng 8 năm 1883. Hơn 36.000 người đã thiệt mạng dưới dòng nham thạch nóng bỏng này. Tiếng nổ tung trời khi núi lửa Krakatoa hoạt động to đến nỗi đứng ở thành phố Perth, Australia, cách đó khoảng 2.000 dặm vẫn nghe thấy. Từ đó đến nay, Krakatoa vẫn âm ỉ "sục sôi" và mới đây nhất, năm 2008, lại tuôn trào. Được xem là thảm họa chết người thảm khốc nhất thế kỷ 20, vụ phun trào núi lửa Pelee ở đảo Martinique làm thiệt mạng khoảng 30.000 người vào năm 1902. Những cột khí và các chất rắn bị phụt lên và bắn ra từ miệng núi thiêu rụi hoàn toàn thị trấn St. Pierre. Trong ảnh, người dân trên đảo đang tò mò nhìn miệng núi sau vụ nổ. 11 tháng sau khi sự kiện này diễn ra, Pelee vẫn không ngừng phun những cột khói khổng lồ. Năm 1980, núi lửa St. Helens hoạt động trong suốt 9 giờ gây nên những "cơn mưa" dồn dập gạch đá vỡ vụn lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Núi lửa rung mình chuyển động phun lên những cột nham thạch nóng bỏng làm 57 người thiệt mạng. Nằm trên đảo Hawaii, công viên quốc gia Mỹ nổi tiếng với ngọn núi lửa lớn nhất thế giới Mauna Loa và Kilauea, một trong những núi lửa hoạt động dữ dội nhất. Mauna Loa phun trào lần cuối cùng vào năm 1984. Từ năm 1983 đến nay, Kilauea liên tục tuôn nham thạch. Người dân đảo Matapit, Papua New Guinea đã tận mắt chứng kiến những cột khói bụi và đá bắn tung tóe khắp thành phố Rabaul. Những năm cuối thập niên 70, thành phố đảo này phải liên tiếp hứng chịu nhiều lần "giận dữ" của núi lửa Tavurvur. Năm 1994. chính quyền Rabaul phải di dời thành phố tới một khu vực an toàn hơn. Cách đây 2 năm, 2006, Tavurvur lại hoạt động. Từ năm 1548 tới nay, núi lửa Merapi, Indonesia liên tục hoạt động. Hàng nghìn người dân nơi đây vẫn định cư tại sườn núi lửa này. Trong ảnh, người dân địa phương đang quan sát những đám mây khói bụi xuất hiện một lúc trên đỉnh núi lửa trước khi phun trào vào năm 2006. Xác một con bò bị chết do không chạy kịp khi dung nham trào ra đã trương phềnh. Năm 2006, núi lửa Tungurahua, Ecuador hoạt động làm 5 người thiệt mạng, 13 người khác bị thương, chôn vùi 5 ngôi làng trong tro bụi. Đến nay, Tungurahua vẫn tiếp tục tuôn trào nham thạch. Núi lửa Mt. Cleveland, Mỹ nằm trên đảo Aleutian của bang Alaska được chụp từ trạm vũ trụ quốc tế năm 2006. Từ năm 1640 đến nay, đỉnh Furnace nằm trên đảo Reunion phun trào 180 lần, gần đây nhất xảy ra vào năm 2004. Furnace nổi tiếng là một địa điểm hút khách du lịch nhất trên đảo Reunion. Sau 9.000 năm ngủ yên, núi lửa Chaiten, Chile lại hoạt động vào tháng 5 năm nay. Toàn bộ người dân thị trấn Chaiten và các khu vực lân cận phải sơ tán tới nơi an toàn.