- Người nghệ sĩ nói chung và anh nói riêng rất tài giỏi khi kiểm soát cảm xúc để hoàn thành vai diễn. Thế nhưng trong cuộc sống có khi nào sự tài hoa đó làm cho anh mất đi những cảm xúc như một người bình thường không? Bởi vì khi vui sướng hay đau khổ tột cùng họ vẫn có thể kiểm soát được chúng?
- Nghệ thuật nói cho cùng cũng như các bộ môn khoa học khác. Chính vì vậy không thể loại bỏ yếu tố kỹ thuật. Cảm xúc mang yếu tố cá biệt sẽ quyết định sự thành công hay đẳng cấp của người nghệ sĩ đó. Đó là lý do tại sao cũng là một ca sĩ, kỹ thuật hát ai cũng như ai nhưng có người hát khiến người ta phải rơi nước mắt, nhưng cũng có người hát khán giả vẫn trơ ra…
Biết kiểm soát cảm xúc của mình mới gọi là chuyên nghiệp. Và biết điều tiết cảm xúc của mình để kích thích cảm xúc người xem mới là một nghệ sĩ tài hoa. Tôi có thể kiểm soát được cảm xúc của mình ngay cả trong đời thường nếu như tôi không muốn cho người đối diện biết tôi đang vui sướng hay đau buồn. Nhưng đến lúc tôi đối diện với chính tôi trong căn phòng riêng thì tôi mới là chính tôi.
- Nghệ sĩ vốn đã không phải là… “người thường”, chính vì khác thường một chút mới là… nghệ sĩ. Thật ra từ nghệ sĩ bao hàm tất cả những điều mà anh đang thắc mắc đấy. Để thăng hoa trong nghệ thuật người nghệ sĩ ngoài tài năng họ phải biết hy sinh cái tôi của riêng mình. Như câu chuyện của Kép Tư Bền, trong tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Nguyễn Công Hoan, mà ai cũng biết. Khi cha của anh chàng kép hát này chết, anh vẫn tươi cười và làm trò hề trên sân khấu, rồi khi cánh màn nhung khép lại chàng kép này mới dám khóc cho mình.
Tôi có biết một trường hợp tương tự như thế. Đó là nghệ sĩ Minh Nhí, khi đang diễn trên sân khấu thì anh nhận được tin cha mình qua đời và anh vẫn phải hoàn thành vai diễn của mình trong một vở hài kịch.
Trên đường từ Sài Gòn trở về Sa Đéc trong đêm khuya anh đã nức nở khóc một mình trong xe. Anh thấy cảm xúc giả - thật của một người nghệ sĩ trên sân khấu và trên đường về thọ tang cha đều là đáng trân trọng phải không? Cũng rất khó để nói về sự thật - giả trong những hoàn cảnh như vậy. Bởi hầu hết những nghệ sĩ như chúng tôi đều sống rất nội tâm.
- Không phải sống giả mà có thể hiểu đó là sự hy sinh. Như thế này, trong triết học phương Đông người ta cho rằng nói dối là xấu xa nhưng triết học phương Tây thì thoáng hơn. Họ cho rằng đôi khi nói dối làm vui lòng người đối diện và đem đến lợi ích cho nhiều người thì nó lại mang giá trị đạo đức.
Sống giả để lợi dụng, mưu cầu lợi ích cá nhân hay nói dối mà mang đến niềm vui cho nhân loại thì nó chỉ mang tính chất “hóa thân” mà thôi. Lúc đó “thật - giả” không nằm trong phạm trù đạo lý thông thường nữa rồi. Nhưng cần phải hiểu rằng, cảm xúc trong nghệ thuật trình diễn (dù có là một câu chuyện giả định) thì vẫn là cảm xúc thật.
- Như vậy thì “sự giả dối ngọt ngào” rất cần thiết trong cuộc sống này phải không anh?
- Không hẳn thế, tùy hoàn cảnh sống thôi. Vào những năm thập niên 70-80 kinh tế Việt Nam hết sức khó khăn và dĩ nhiên trong thời điểm này đã có sự “dối trá”. Tôi còn nhớ nhiều nhân vật nổi tiếng lúc bấy giờ trên các phương tiện truyền thông họ luôn cho rằng giá trị dinh dưỡng của bo bo ngang bằng với thịt bò, giá trị dinh dưỡng của đậu bắp ngang bằng với sữa bò. Đó là “dối trá” đấy.
Nhưng hoàn cảnh lúc bấy giờ người ta không ăn gì khác ngoài bo bo thì sự nói dối đó giúp cho người dân lòng tin “ăn đi để mà sống”. Vậy thì sự nói dối lúc này là cần thiết. Bây giờ mỗi khi nhắc lại tôi cảm thấy mình xúc động nhiều hơn là căm giận. Bởi nếu không nói thế họ sẽ không ăn, không ăn thì đói…
- Tôi có thói quen không bao giờ tâm sự chuyện khó khăn, phiền muộn từ công việc hay bên ngoài về nhà. Cha mẹ anh chị em tôi luôn nghĩ tôi là một người gặt hái được nhiều thành công ngoài xã hội cũng như sự thăng hoa trong nghệ thuật. Và tôi đã từng nói dối để họ tin rằng, con đường tôi đi là một con đường trơn tru, trải đầy những hoa hồng. Vì cha mẹ anh chị em tôi đã quá cực khổ vì tôi. Tất cả những hy sinh của họ chỉ muốn nhìn thấy tôi thành tài và tôi không thể để họ nhìn thấy mình khó khăn, thậm chí thất bại. Tôi sẽ giữ sự thất bại, buồn phiền đó cho riêng mình.
Trong cuộc sống có lúc mình hữu ý làm người khác buồn lòng khiến mình ray rứt chứ. Tôi là người rất cứng đầu, nên thường là cái gai trong mắt nhiều người. Tôi là người không thích sống thỏa hiệp. Chính vì vậy con đường quan lộc của tôi rất trắc trở. Vì tính khí đó mà vô tình tôi đã làm tổn thương nhiều người. Sự chân thật đôi khi phải trả cái giá không rẻ.
Tôi cũng đã thử tặng những “món quà” đó cho người khác nhưng sao vất vả quá. Khổ nỗi mỗi lần muốn nói dối là vô cùng ngượng miệng. Tuy nhiên trong cuộc sống quá nhiều phức tạp này, mình cũng cần phải nói dối trong phạm vi lương tâm cho phép để bản thân mình được an toàn, và người khác cũng an toàn. Nhiều người ta không kính, ta vẫn phải “dạ, thưa” đấy thôi!
- Chính xác là như thế. Nó không quan trọng nhưng lại là nguồn hỗ trợ lòng tin cho mình trên con đường sự nghiệp mình đi. Nó như một bước ngoặt để đánh giá lại mình. Mình luôn gặp cản trở trên con đường đấy nhưng chưa bao giờ xem nó là chuyện lớn. Tôi hãnh diện với bản ngã của mình. Mình sống được trên đôi chân và tạo dựng được sự nghiệp như bây giờ là nhờ vào công chúng chứ không phải là chức vụ hay quyền hành. Tôi biết mình có “quyền lực”, nhưng tôi chưa bao giờ dùng cái quyền lực đó để làm tổn thương hay cản trở bước tiến của người khác.
- Tôi thích làm từ thiện âm thầm với những người… không nổi tiếng. Tôi không làm từ thiện cho một đối tượng nào riêng biệt. Những ai thật sự cần giúp đỡ thì tôi tìm đến họ. Mỗi một thời điểm tôi có những việc làm với những chuyến đi từ thiện khác nhau.
- Thấy lòng nhẹ nhõm thì suy nghĩ gì nữa? Đạo lý ở đời cho ta thấy “cho người này sẽ nhận được ở người khác thôi”. Thật ra, tôi rất sợ gặp trực tiếp những mảnh đời bất hạnh, đau lòng lắm. Nó chỉ làm mình buồn hơn thôi. Tôi có nhiều người bạn tốt thường thay tôi đến những nơi đó. Nơi nào có máy chụp hình hay quay phim là tôi “né”.- Xin cảm ơn anh rất nhiều về những chia sẻ ngày hôm nay