>>NASA 'bỏ bom' mặt trăng
Theo tính toán của NASA, tiểu hành tinh mang số hiệu 2011 AG5 sẽ lao vào trái đất ngày 5/2/2040. Tỉ lệ của việc va chạm là 1/625, cho thấy khả năng xảy ra rất cao. Nếu như tiểu hành tinh này va chạm với trái đất, nhân loại vẫn sẽ tồn tại nhưng nó có thể cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.
Vụ nổ lớn có thể xảy ra nếu 2011 AG5 va chạm với trái đất. |
Với kích thước 140m, tiểu hành tinh trên có thể gây ra vụ nổ phá hủy một khu vực có diện tích bằng một đô thị lớn. Trong trường hợp nó chỉ quét qua, một sao băng lớn chưa từng có sẽ được nhìn thấy trên khu vực kéo dài 18.300km từ châu Âu, châu Á và châu Phi.
Chính vì lẽ đó, Đội hành động của Liên Hợp Quốc về những thiên thạch bay gần trái đất đã khẩn trương nhóm họp nhằm tìm cách chuyển hướng thiên thạch trên ra khỏi quỹ đạo bay của trái đất. Từ năm 2013 đến 2016, các nhà khoa học sẽ tiếp tục quan sát tiểu hành tinh 2011 AG5 để có những đánh giá chi tiết hơn. Trong năm 2023, người ta sẽ xác định được vị trí mà 2011 AG5 sẽ va chạm với trái đất trên quỹ đạo quay quanh mặt trời.
Các phương án nhằm đối phó với khả năng va chạm của thiên thạch với trái đất cũng đã được tính toán đến. Một trong những cách thức khả thi nhất là cho một vệ tinh nhân tạo đổ bộ lên thiên thạch và sử dụng lực đẩy thủ công, khiến nó bay chệch khỏi quỹ đạo hiện thời. Việc sử dụng vũ khí hạt nhân cũng đã được tính đến, nhưng sẽ là phương án cuối cùng, bởi vụ nổ sẽ tạo ra vô số những thiên thạch và tăng thêm hàng triệu mối đe dọa dù không quá lớn.
Tuy nhiên, thiên thạch không phải thứ duy nhất đe dọa trái đất. Hàng loạt vụ trở về của các vệ tinh hết datetrong thời gian gần đây đã khiến loài người thấp thỏm lo âu. Hồi tháng 1, vệ tinh thăm dò sao hỏa Phobos-Grunt của Nga, với toàn bộ số nhiên liệu đủ để đưa nó tới sao Hỏa rồi quay trở về, đã lao vào trái đất sau khi chệch hướng khỏi quỹ đạo hồi năm ngoái. May mắn thay, không có thiệt hại nào về người được báo cáo sau vụ việc trên.
Trước đó, kính viễn vọng Rosat của Đức cũng đã lao về trái đất sau nhiều năm phục vụ. Mặt gương chịu nhiệt và nhiều chi tiết khác của nó được dự đoán sẽ không bị đốt cháy trong quá trình ma sát với tầng khí quyển và tạo ra hàng chục mảnh vụn rơi xuống trái đất. Không có báo cáo thiệt hại trong vụ việc.
Sợ quá! Mong rằng nó sẻ rơi vào Thái Bình Dương…..amen 3ahh3 3ahh3