[size=2]Trong thời gian ngắn trở lại đây, câu chuyện về một lão ông gần như cả cuộc đời nuôi hoài bão, mộng ước tìm về kho vàng 4000 tấn do quân đội Nhật chôn giấu ở núi Tàu, xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận khiến nhiều người đặt câu hỏi: “Có hay không những kho báu vàng được chôn cất trong các đỉnh núi ở dọc dãi hình chữ S?”. Dù chưa ai có thể kiểm chứng và khẳng định chính xác nhưng những huyền thoại “kho vàng” cứ râm ran và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.[/size]
[size=2]Để độc giả có cái nhìn tổng quan hơn về những kho vàng như niềm tin của nhiều người dân, chúng tôi mượn câu chuyện của ông Trần Văn Tiệp, SN 1915, quê gốc ở Hải Phòng, di tản vào Sài Gòn khi mới 10 tuổi.[/size]
Ông Trần Văn Tiệp (phải) đã nuôi ước mơ đi tìm kho báu gần nửa cuộc đời nhưng đến nay vẫn chưa có đáp án. |
[size=2]Bao nhiêu tiền, của, công sức và mồ hôi nước mắt của ông và công nhân cứ đổ xuống núi Tàu, dù đôi khi lóe lên chút hy vọng mỏng manh nhưng lại nhanh chóng dập tắt.[/size]
[size=2]Và cứ thế hành trình của lão ông đã ở bên kia sườn dốc cuộc đời cứ ầm thầm với ước mơ sẽ khai quật được 4000 tấn vàng, tương đương với 100 tỉ USD, nhưng kết quả của ông đến nay vẫn chưa được "đền đáp" xứng đáng.[/size]
[size=2]Chuyện của ông Tiệp hay câu chuyện của người dân xã Yên Hòa, huyện Tương Dương, Nghệ An cũng có nhiều nét tương đồng về kho báu bí ẩn. Người dân ở đây đồ rằng, cục vàng 2,1 kg của Ối là tìm được từ kho báu bí ẩn giữa đại ngàn do những người giàu có trước đây chạy loạn cất giấu lại sống dậy. Chuyện rằng đây hơn 200 năm, trên đỉnh Khe Bu của xã Yên Hòa, nhiều địa chủ thời loạn lạc chạy trốn, thuê người khiêng vàng đi chôn cất trên đỉnh núi.[/size]
[size=2]“Kho vàng” này được cho là xuất hiện từ thời nhà Thanh (Trung Quốc) sang xâm lược, các địa chủ trong làng lo sợ nên khiêng toàn bộ của cải đi lên núi chôn cất và chạy trốn.Để giữ kín chuyện cất giữ, số dân bản khiêng thuê vàng đều bị giết chết. Sau đó, đám địa chủ di cư sang Lào lẩn trốn.[/size]
[size=2]Theo truyền thuyết, trong mỗi chum vàng, các địa chủ thuê thầy mo yểm bùa và đánh dấu trên bản đồ cẩn thận nên nếu người ngoại đạo đụng vào vàng của họ sẽ chết.[/size]
[size=2]Một số người dân bản đã lên đó tìm kho báu và tình cờ phát hiện vài nơi chôn cất vàng. Đem về nhà, chưa kịp mừng vui thì lăn ra ốm chết một cách bí hiểm. Một vài người sau đó cũng gặp tình cảnh tương tự khi đi tìm kho báu (!?).[/size]
[size=2]Nhưng đó chỉ là những câu chuyện trong truyền thuyết không được kiểm chứng và xác thực độ chính xác của thông tin mà chỉ được dân bản lưu truyền qua miệng. Có bậc cao niên trong làng như cụ bà Thái Thị Thanh, SN 1930 nói rằng, vàng ở trên địa bàn xã là có nhưng về kho báu chôn cất trên đỉnh núi Khe Bu của thời chạy loạn thì bà chưa từng nghe thấy.[/size]
[size=2]Sở dĩ có những lời đồn về kho báu được chôn cất trên đỉnh núi Khe Bu là người dân dựa vào những tài liệu và chứng cứ lịch sử còn lưu lại trong cuốn Địa chí huyện Tương Dương của PGS Ninh Viết Giao và các cộng sự trích dẫn về cuốn "Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ" do NXB Huế ấn hành nói rõ: "Các triều đại phong kiến đã từng lập mỏ khai thác vàng sa khoáng ở Hội Nguyên (tên gọi của huyện Tương Dương ngày nay).[/size]
[size=2][/size] |
[size=2]Đỉnh Khe Bu- nơi vẫn được dân bản lưu truyền về kho báu bí hiểm[/size] |
[size=2]Năm thứ 11 (1830), khám lại chỗ khai thác để lấy, số vàng lấy được chẳng được bao nhiêu, chắc là kỹ thuật và công cụ khai thác kém, trong khi đó tiền vốn và công sức bỏ ra nhiều, nên sau đó nhiều mỏ vàng bỏ hoang".[/size]
[size=2]Những năm đầu 90, nhiều đội quân khai thác vàng trái phép từ Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn… đã đổ xô về vùng đất Yên Hòa, Yên Na, Yên Tĩnh tìm vàng.[/size]
[size=2]Thậm chí, đám phu vàng thuộc diện có tiếng ở khắp nơi trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã ra tận Thái Nguyên gọi những thợ "tinh nhuệ" nhất trong nghề tìm vàng, đưa máy móc hiện đại vào khai thác nhưng cũng lắc đầu vì không thể tìm ra được kho báu vàng như truyền thuyết.[/size]
[size=2]Ông Lô Thái Sinh- chủ tịch UBND xã Yên Hòa thừa nhận: "Chuyện người dân thời gian qua đổ xô đi đào vàng là có thật. Đặc biệt sau sự kiện anh Lô Văn Ối và nhiều người dân khác cũng tìm được những thỏi vàng ròng, người dân càng đặt niềm tin hơn về kho báu như trong truyền thuyết vẫn lưu truyền. Chính quyền địa phương liên tục tổ chức truy quét các điểm khai thác vàng trái phép nhưng tình trạng nói trên vẫn chưa thể chấm dứt, người dân vẫn lén lút vào rừng đào đãi vàng".[/size]
[size=2]Cái này nếu in ra sẽ "hot" hơn cả "Thánh vật sông Tô Lịch" bởi h giá vàng đang ở ngưỡng 34-35 nên các pác phải nhanh tay kẻo không kịp đăng kí bản quyền.[/size]
[size=2]Đón xem tiếp Kỳ 3: "Đại công trường" khai thác vàng trên đỉnh Khe Bu[/size]