[size=2]Tổng thống Omar al-Bashir[/size]
[size=2]Theo WikiLeaks, Tổng thống Omar al-Bashir đã tư lợi từ sự bùng nổ dầu mỏ và khí đốt của quốc gia trong khi Sudan vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới.[/size]
[size=2]Trưởng công tố Tòa án hình sự quốc tế (ICC) Luis Moreno Ocampo nói với các nhà ngoại giao Mỹ rằng lượng tiền lớn nói trên có thể được cất giấu trong các ngân hàng ở London và một phần trong số tiền này có thể được gửi ở ngân hàng Anh Lloyds, ngân hàng có một phần vốn nhà nước.[/size]
[size=2]Báo cáo của một quan chức cấp cao Mỹ cho biết: "Ông Ocampo gợi ý nếu vụ biển thủ của ông Bashir được tiết lộ, điều này sẽ làm thay đổi quan điểm của công chúng Sudan về ông Bashir từ một nhân vật "thập tự chinh" chuyển sang thành một tên trộm cắp".[/size]
[size=2]Bức công điện cho biết nếu công bố những tài khoản ngân hàng phi pháp của ông Bashir thì người dân Sudan quay lưng lại với ông.[/size]
[size=2]Ngân hàng Lloyds đã phản ứng bằng cách nói rằng không có bằng chứng nào chứng minh việc ngân hàng đang giữ tiền dưới tên của ông Bashir. Nếu cáo buộc của ông Ocampo về tài sản này của ông Bashir là chính xác, ngân quỹ của Sudan đang được giữ tại các ngân hàng ở London chiếm tới 1/10 GDP của quốc gia châu Phi này. Trong khi đó, Sudan là nước nghèo thứ 15 theo chỉ số của Liên Hiệp Quốc.[/size]
[size=2]Người phát ngôn Chính phủ Sudan đã bác bỏ các cáo buộc trên và mô tả những cáo buộc này như những bằng chứng "về chương trình nghị sự chính trị của Tòa án Hình sự Quốc tế ICC nhằm làm mất uy tín của Chính phủ Sudan.
[/size]
Tháng 3-2009, Tổng thống al-Bashir đã trở thành nguyên thủ quốc gia đương nhiệm đầu tiên trên thế giới bị ICC buộc tội với 2 cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và 5 cáo buộc tội chống lại loài người. Tháng 7-2010, ICC đã đưa ra lệnh bắt thứ hai đối với ông này, trong đó bổ sung tội diệt chủng.