Phim ảnh 2012-12-09 04:12:41

Top 10 bộ phim 'đốt tiền' nhất Hollywood


[size=6]Liệu có phải cứ bỏ nhiều tiền thì sẽ có phim chất lượng?[/size]
[justify]Ngày càng nhiều nhà làm phim sẵn sàng vung tiền như nước để đầu tư cho "con cưng" thành "bom tấn", tuy nhiên, đây cũng trở thành gánh nặng trả nợ. Nếu phim thành công, tiền vô tới tấp thì vui, còn không thì các nhà làm phim cũng chết chìm cùng "con cưng".[/justify]

[justify]1. Pirates of the Caribbean: At Worlds End (2007): Bộ phim được quay suốt hơn 1 năm, phải đi rất nhiều nơi để lấy bối cảnh, khung cảnh Singapore thế kỷ 18 còn được đoàn phim kiến tạo riêng theo phong cách tổng hợp giữa Trung Quốc và Malaysia. Phim gồm hơn 1.000 cảnh quay kỹ xảo được hai công ty lớn trong lĩnh vực công nghệ thực hiện trong 5 tháng. Với vốn đầu tư "khủng" là 300 triệu đô la Mỹ, Cướp biển Caribbeanđã khiến nhà sản xuất mát mặt với doanh thu toàn cầu là 963 triệu đô.[/justify]

[justify]2. Superman Returns (2006): Do thời gian chuẩn bị trước khi khởi quay quá lâu nên đoàn phim đã phải bỏ ra những 270 triệu đô mới hoàn thành được bộ phim, cũng may,Superman đã mang về 391 triệu đô.[/justify]

[justify]3. Tangled (2010): Là bộ phim hoạt hình thứ 50 của hãng Disney, Tangled "chiếm dụng" số vốn lên tới 260 triệu đô do thời gian chuẩn bị và thực hiện kéo dài 6 năm ròng. Phim sử dụng công nghệ CG để chế tác, kết hợp giữa tranh vẽ tay và kỹ xảo 3D. Khi ra mắt,Tangled cũng khá thành công khi thu về 591 triệu đô.[/justify]

[justify]4. Spider Man 3 (2007): Ngay từ khi phần 2 còn chưa ra rạp thì Sony đã bắt đầu chuẩn bị cho Spider Man 3. Bộ phim khởi quay tháng 1/2006 và mất hơn 100 ngày quay ở nhiều thành phố nước Mỹ, các cảnh quay hành động vào đêm cũng gây không ít khó khăn cho đoàn phim. Với vốn đầu tư 258 triệu đô, Spide Man 3 đã đem lại doanh thu "khủng" không kém là 891 triệu đô.[/justify]

[justify]5. The Dark Knight Rises (2012): Phần cuối của Batman được quay trực tiếp bằng máy quay IMAX rất tốn kém. Đoàn phim còn bay đi bay lại giữa các nước như Ấn Độ, Mỹ, Anh và thuê 11 nghìn diễn viên quần chúng cho cảnh vụ nổ ở sân bóng chày. Doanh thu toàn cầu của Hiệp sĩ bóng đêm đạt đến hơn 1 tỷ đô la Mỹ nên số tiền 250 triệu đô bỏ ra ban đầu cũng trở nên nhỏ bé hơn.[/justify]

[justify]6. Pirates of the Caribbean: On Stranger Tides (2011): Khả năng "đốt tiền" của phần 4 này không hề thua kém 3 phần trước là bao dù đã được hãng Disney cố sức giản tiện. Ngoài thời gian quay 106 ngày và liên tục di chuyển đến nhiều quốc gia, điểm đáng chú ý của phần 4 này là 1112 cảnh kỹ xảo, tuy chưa phải nhiều nhất trong lịch sử điện ảnh nhưng lại cần đến 10 công ty chung tay hoàn thành. Bộ phim đạt doanh thu hơn 1 tỷ đô so với con số 250 triệu đô vốn đầu tư.[/justify]

[justify]7. Harry Potter and the Half-Blood Prince (2009): Đây là bộ phim duy nhất được đề cử Oscar cho quay phim xuất sắc nhất trong loạt phim về Harry Potter. Phim có vốn đầu tư 250 triệu đô và đạt doanh thu toàn cầu là 934 triệu đô.[/justify]

[justify]8. John Carter (2012): Bộ phim được hãng Disney đầu tư kinh phí khổng lồ 250 triệu đô nhưng đáng tiếc lại là "quả bom lép" khi chỉ gặt hái 283 triệu đô doanh thu phòng vé.[/justify]

[justify]9. Avatar (2009): Được ca ngợi là đỉnh cao của kỹ xảo 3D, các cảnh quay của Avatar đều được chăm chút kỹ lưỡng nên số tiền 237 triệu đô bỏ ra cũng xứng đáng. Điều tự hào hơn cả cho đoàn phim là Avatar đã thu về con số kỷ lục 2,8 tỷ đô.[/justify]

[justify]10. The Amazing Spider-Man (2012): Thay đổi hoàn toàn diện mạo cho một loạt phim mới về Người Nhện, lại thêm danh hiệu bộ phim Hollywood đầu tiên sử dụng cách quay Red Epic, The Amazing Spider-Man đã không tỏ ra yếu thế trước các người anh em, phim thu về 760 triệu đô so với kinh phí 230 triệu đô.[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)