Chuyện lạ 2009-06-18 07:45:47

Top 10 quai vat gớm nhất thế giới :>


Xấu xí, dị hợm chưa từng thấy… Hình thù gớm ghiếc nhưng chúng đều là thật 100%.
1. Rắn Viper màu xanh lá của Gumprecht



Con quái vật-rắn nổi tiếng với cái tên "Gumprecht's green pit viper" được tìm thấy tại khu vực sông Mekong, Đông Nam Á.
Thủy quái màu xanh có tên ban đầu là Trimeresurus gumprechti. Ngay từ năm 2002, nó đã được các nhà khoa học mô tả hình thù. Mặc dù "nổi tiếng" vậy, trông nó không đáng yêu như giá trị của chính nó.


2. Cá rắn



Năm 2002, con cá rắn (hay Channidae) được mô tả như là "một bộ phim kinh dị loại tồi." Một số người kể rằng giống cà này cực kỳ hám ăn, thường xuyên "chén" sạch lũ cá trong hồ ao hoặc thậm chí, chúng tự ăn những đồng loại nhỏ hơn của mình.
Tại Trung Quốc, người ta ghi nhận trường hợp lũ cá rắn này tấn công của con người. Nó tấn công những người nào đến quá gần nơi nó cất trứng.
Phần lớn cá rắn dài hơn 0.6 m đến hơn 0.9 m. Cá rắn có thể nặng đến 6 kg và dài 1 m. Trong môi trường tự nhiên, những con cá rắn nhỏ hơn thường bị cá rắn lớn hơn ăn thịt, trong khi đó, cá rắn lớn hơn lại bị cá sấu ăn thịt. Loài cá rắn này đã được giới thiệu ở 13 bang nước Mỹ và một số quốc gia khác (ví dụ: Úc).

3. Động vật đẳng túc cổ đại khổng lồ


Chúng thuộc loài giáp xác, cùng họ với tôm cua. Những con đẳng túc đáng sợ dài hơn 0.3 mét, sống ở độ sâu hơn 1800 mét dưới mực nước biển, nơi không hề có ánh sáng.
4. Khỉ Aye-aye



Chúng là 1 trong những sinh vật hoạt động về đêm hiếm nhất và khác thường nhất, thân dài, đuôi dài. Aye-aye là loài linh trưởng hoạt động về đêm có kích thước lớn nhất thế giới. Thân khỉ Aye-aye dài tới cỡ 40 cm, đuôi rậm dài cỡ 61 cm, cân nặng trung bình khoảng 2 kg…
Đối với người Malagasy (Madagascar), Aye-aye là loài vật thần bí. Người Malagasy tin rằng khi nó xuất hiện, nó sẽ mang cái chết đến cho dân làng. Vì thế, chúng luôn bị săn lùng để giết chết.
5. Chuột chặt mũi sao (Condylura cristata)



Một trong những "ngôi sao" kích thích trí tò mò của con người nhất hành tinh chính là loài chuột chặt mũi sao. Vì cái mũi có nhiều xúc tu bằng thịt rất nhạy cảm nên chúng được gọi là mũi sao.
Chúng có thân dài 10 – 13cm, đuôi dài từ 5 - 8cm, sống trong các đường hầm bên bờ sông, bơi lội rất nhiều. Chuột mũi sao phân bố ở Đông Nam Canada và Đông Bắc Mỹ.
6. Thằn lằn cổ diềm xếp (Chlamydosaurus kingi)




… là 1 loài thằn lằn Úc màu nâu vàng.

Chúng có những diềm xếp nếp trên da và bên cạnh cổ - cổ họng. Thằn lằn cổ diềm xếp dài khoảng 90 cm. Mỗi khi tức giận hoặc bị báo động, chúng lại dựng hết diềm cổ lên.
7. Tắc kè miệng to (tên khoa học: Uroplatus fimbriatus)


Xuất hiện ở Madagascar và một số đảo như Nosy Bohara và Nosy Mangabe, tắc kè miệng to có đầu và miệng to bằng cả thân nó.
Bình thường nó ẩn mình điệp với màu của thân cây, rất khó thấy. Nhưng khi nó bị nguy hiểm thì trợn mắt há to miệng rất dễ thấy. Vì vậy, nhiều con vật kinh sợ không dám tấn công nó (theo CA Tp HCM).
8. Dơi Kerivoula Kachinensis



Là một trong những sinh vật lạ mới được phát hiện ở tiểu vùng sông Mekong, loài dơi này có lẽ là sinh vật có hình thù kỳ dị nhất thế giới, thậm chí nó có thể là loài dơi dị hình dị dạng nhất mọi thời đại.



9. Chuột chũi không lông châu Phi (tên khoa học Heterocephalus Glaber)



Chuột chũi không lông châu Phi có đời sống xã hội lạ nhất trong số các động vật có vú. Giống như loài côn trùng, đầu đàn của chuột chũi là "nữ chúa chuột". Chỉ có nữ chúa mới có khả năng sinh sản. Chúng thường quần cư thành từng đàn lớn trong hang sâu dưới mặt đất.





10. Sâu Megalopyge opercularis


Chúng là 1 loại sâu độc ở Mỹ. Chất độc của chúng ẩn dưới lông. Loại sâu rậm lông này có kích cỡ biến đổi từ 32 mm đến 36 mm.





Video sâu Puss dưới đây được xếp vào loại cần-phải-xem nếu bạn tò mò về cách… bò của 1 con sâu bướm lông rậm rạp.
nhìn ko dễ thương tí nào
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)