[size=6] Việc được Sách kỉ lục Guinness công nhận là sự kiện lớn nhất thế giới về đồng diễn tập thể năm 2007 là minh chứng cho sự hoành tráng của lễ hội Arirang ở Triều Tiên.[/size]
Lễ hội đồng diễn thường niên Arirang được đặt theo tên một bài hát dân ca nổi tiếng tại bán đảoTriều Tiên. Được tổ chức lần đầu năm 2002 nhằm ca ngợi các lãnh tụ, lễ hội này nhanh chóng thu hút sự chú ý của toàn thế giới.
Hàng nghìn vũ công, vận động viên và người dân được huy động để tham gia màn trình diễn tập thể. Đặc biệt, năm 2012, lễ hội này có sự tham gia của hơn 100.000 người Triều Tiên ở đủ mọi độ tuổi, từ bé 5 tuổi tới những người lớn tuổi.
Sân vận động 1/5 tại Bình Nhưỡng, nơi diễn ra các màn đồng diễn, có sức chứa tới 150.000 khán giả và có một khu riêng dành cho khách nước ngoài. Trong suốt khoảng 1 tháng diễn ra lễ hội, sân vận động này luôn ngập tràn không khí vui tươi, rộn ràng.
Lễ hội Arirang được dàn dựng rất công phu với nhiều thể loại trình diễn nghệ thuật: nhảy truyền thống, múa, nhào lộn, trình diễn võ thuật…
Các màn trình diễn kết hợp với hiệu ứng âm thanh, ánh sáng hiện đại trong một không gian rộng lớn đã tạo nên khung cảnh vô cùng ấn tượng và đầy bất ngờ.
Hàng trăm nghìn bộ trang phục với nhiều kiểu dáng, kích thước, cùng các dụng cụ trình diễn đã được chuẩn bị riêng cho lễ hội đồng diễn.
Khoảng 20.000 tấm bảng đã những người tham gia chương trình sử dụng để xếp hình và các khẩu hiệu thể hiện lòng tôn kính, sự trung thành, quyết tâm bảo vệ lãnh tụ và đất nước.
Không chỉ sôi động bởi những màn nhảy múa và rộn ràng trong tiếng nhạc, sân vận động 1/5 còn rực sáng bởi những màn pháo hoa được bắn lên bầu trời.
Để có được những tiết mục đặc sắc, mãn nhãn, những người tham gia chương trình phải luyện tập từ 6 giờ sáng trong suốt 6 tháng.
Đối với người dân Triều Tiên, được tham gia trình diễn trong lễ hội Arirang là một vinh dự rất lớn. Vì vậy, tất cả đều vô cùng hồ hởi và phấn chấn.
Hàng trăm chuyến xe bus cũng được huy động để chở người dân nông thôn tới thủ đô, tận mắt xem những màn biểu diễn chuyên nghiệp và rực rỡ sắc màu.
Một người tham gia trình diễn trong lễ hội này từng chia sẻ: "Mong muốn của tôi là quảng bá tới bạn bè thế giới về tình yêu của mình dành cho nhà lãnh đạo kính mến của chúng ta. Thế hệ ông cha chúng ta đã hát vang bài hát Arirang trong nước mắt để đến giờ bài hát này đã trở thành bài hát của niềm hạnh phúc”.
Tuy nhiên, không phải người dân Triều Tiên nào cũng được ca vang bài ca hạnh phúc này. Tại khắp các vùng quê nghèo, những hình ảnh nghèo đói, hoang tàn, lạc hậu, những đứa trẻ thiếu ăn, suy dinh dưỡng… vẫn còn hiển hiện.
Tháng 4/2012, Chương trình lương thực thế giới WFP, tổ chức chuyên hỗ trợ giải quyết tình hình lương thực ở Triều Tiên từ năm 1990, đã khởi động chiến dịch tiếp tế khẩn cấp nhằm giúp đỡ 3,5 triệu trẻ em, phụ nữ, người lớn tuổi gặp khó khăn nhất.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, 84% các hộ gia đình ở Triều Tiên không có đủ lương thực để ăn và hơn 70% các hộ gia đình phải phụ thuộc vào hệ thống phân phối ngũ cốc của Nhà nước, song hệ thống này hoạt động rất không hiệu quả.
Theo WFP, “đánh giá tình hình tháng 2-3/2011 cho thấy, hơn 6 triệu người cần hỗ trợ thực phẩm trong năm 2011… các kho lương thực của hệ thống phân phối lương thực của nhà nước đã bị cạn xuống còn gần bằng 0. Đến tháng 6, khẩu phần ngũ cốc hằng ngày chỉ còn 150g/người, chỉ bằng 1/4 khẩu phần mà chính phủ mong muốn cung cấp”.
Năm 2013, mặc dù lương thực do Triều Tiên sản xuất đã tăng lên, song rất nhiều trẻ em vẫn đang phải chịu tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
Các gia đình bán, mua hoặc phải tự trồng rau củ, chăn nuôi và đổi với các gia đình khác để đủ lương thực. Họ cũng đổi rau quả trồng trọt trong khoảnh sân vườn của họ.
Đối với các em bé như thế này, quần áo đẹp, đồ chơi hoặc các khu vui chơi giải trí dường như đều là những thứ xa xỉ.
Sau giờ học, những đứa trẻ ở các vùng quê nghèo thường xuyên phải ra đồng, giúp đỡ gia đình công việc đồng áng.
Thậm chí, ngay cả binh lính trong quân đội, vốn là đối tượng được ưu tiên, cũng phải trực tiếp ra đồng, lao động cật lực để có đủ cái ăn.
Người dân vẫn phải sống trong những căn nhà cũ kĩ, lợp mái ngói, mái gạch và thường xuyên bị cắt điện không báo trước.
Xe đạp và xe bò kéo vẫn là những phương tiện đi lại, chuyên chở chủ yếu của người dân trên những con đường bùn đất.
Những người dân nông thôn Triều Tiên ngước nhìn đoàn tàu hoả chạy qua nơi mình sinh sống.
Người dân tận dụng xe bus đã cũ kĩ làm thang để sửa đường điện.