Đó là tuyên bố của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 21/5, sau vụ Trung Quốc 8 lần cảnh cáo máy bay do thám P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ ở Biển Đông.
Xem thêm tình hình Bien Dong rất căng thẳng hiện nay tại TINTUC.VN
Hai máy bay F/A-18E Super Hornets tham gia một cuộc biểu dương không lực trên tàu sân bay USS John C. Stennis của Mỹ trên Thái Bình Dương ngày 24/4/2013.
Trang Đa Chiều đưa tin, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel hôm 21/5 phát biểu tại cuộc họp báo thông báo tình hình chuyến đi Bắc Kinh, Seoul và Seatle của Ngoại trưởng John Kerry đã tuyên bố, máy bay Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên Biển Đông.
Cuộc họp báo của ông Russel diễn ra chỉ 1 ngày sau vụ máy bay do thám P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ bị Trung Quốc cảnh cáo 8 lần trên Biển Đông, khiến quan hệ Trung-Mỹ tại khu vực này trở nên căng thẳng hơn.
Giới truyền thông quan tâm đến việc chính phủ Mỹ "có lo ngại về nguy cơ xung đột với Trung Quốc hay không" và việc Mỹ điều máy bay do thám vào Biển Đông dường như mâu thuẫn với phát biểu của ông John Kerry rằng "cần thông qua ngoại giao khôn khéo xử lý vấn đề Biển Đông".
Ông Russel đã thẳng thừng tuyên bố - "Mỹ đã thực hiện nhiều nhiệm vụ bay tại các vùng biển trên toàn thế giới.
Vì vậy, việc máy bay do thám Mỹ hoạt động ở Biển Đông được coi là một 'hoạt động thường xuyên', đúng hơn có thể xếp vào nhóm 'hoạt động chính đáng', bởi khu vực Mỹ thực hiện nhiệm vụ trinh sát là vùng biển và không phận quốc tế."
"Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện đầy đủ các quyền lợi trên không phận quốc tế toàn cầu. Chúng tôi sẽ kiên quyết thực hiện điều đó tới cùng nhằm giúp tất cả các nước có được khả năng thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng không một cách chính đáng" - Trợ lý của ông John Kerry nói thêm.
Đặc biệt, sau sự kiện 20/5, ông Russel đã không ngần ngại "nắn gân" Trung Quốc trước ý định đe dọa Mỹ của Bắc Kinh.
Daniel Russel tuyên bố, mỗi chiếc thuyền hay máy bay dân dụng của các nước đều phải được quyền lưu thông trên hải phận và không phận quốc tế. Ông cũng kêu gọi Malaysia, Singapore, Thái Lan… cùng có hành động giống như cách mà quân đội Mỹ đang làm.
Theo hãng tin CNN, Lầu Năm Góc cho máy bay do thám thực hiện nhiệm vụ hôm 20/5 nhằm khẳng định với Bắc Kinh rằng "Mỹ không thừa nhận yêu cầu (phi lý và phi pháp) về lãnh thổ của Trung Quốc".
Về việc phóng viên CNN được phép xuất hiện trên máy bay quân sự để đưa tin từ Biển Đông, ông Russel lý giải rằng điều này nhằm thể hiện tính "minh bạch"và tuyên bố Mỹ "muốn gửi đến thế giới những gì mà mình đang thực hiện".
Mâu thuẫn phát ngôn giữa Ngoại trưởng và quân đội Mỹ
Cuộc họp báo của ông Russel diễn ra chỉ 1 ngày sau vụ máy bay do thám P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ bị Trung Quốc cảnh cáo 8 lần trên Biển Đông, khiến quan hệ Trung-Mỹ tại khu vực này trở nên căng thẳng hơn.
Giới truyền thông quan tâm đến việc chính phủ Mỹ "có lo ngại về nguy cơ xung đột với Trung Quốc hay không" và việc Mỹ điều máy bay do thám vào Biển Đông dường như mâu thuẫn với phát biểu của ông John Kerry rằng "cần thông qua ngoại giao khôn khéo xử lý vấn đề Biển Đông".
Ông Russel đã thẳng thừng tuyên bố - "Mỹ đã thực hiện nhiều nhiệm vụ bay tại các vùng biển trên toàn thế giới.
Vì vậy, việc máy bay do thám Mỹ hoạt động ở Biển Đông được coi là một 'hoạt động thường xuyên', đúng hơn có thể xếp vào nhóm 'hoạt động chính đáng', bởi khu vực Mỹ thực hiện nhiệm vụ trinh sát là vùng biển và không phận quốc tế."
"Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện đầy đủ các quyền lợi trên không phận quốc tế toàn cầu. Chúng tôi sẽ kiên quyết thực hiện điều đó tới cùng nhằm giúp tất cả các nước có được khả năng thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng không một cách chính đáng" - Trợ lý của ông John Kerry nói thêm.
Đặc biệt, sau sự kiện 20/5, ông Russel đã không ngần ngại "nắn gân" Trung Quốc trước ý định đe dọa Mỹ của Bắc Kinh.
Daniel Russel tuyên bố, mỗi chiếc thuyền hay máy bay dân dụng của các nước đều phải được quyền lưu thông trên hải phận và không phận quốc tế. Ông cũng kêu gọi Malaysia, Singapore, Thái Lan… cùng có hành động giống như cách mà quân đội Mỹ đang làm.
Theo hãng tin CNN, Lầu Năm Góc cho máy bay do thám thực hiện nhiệm vụ hôm 20/5 nhằm khẳng định với Bắc Kinh rằng "Mỹ không thừa nhận yêu cầu (phi lý và phi pháp) về lãnh thổ của Trung Quốc".
Về việc phóng viên CNN được phép xuất hiện trên máy bay quân sự để đưa tin từ Biển Đông, ông Russel lý giải rằng điều này nhằm thể hiện tính "minh bạch"và tuyên bố Mỹ "muốn gửi đến thế giới những gì mà mình đang thực hiện".
Mâu thuẫn phát ngôn giữa Ngoại trưởng và quân đội Mỹ
Máy bay do thám P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ.
Cũng trong ngày 21/5, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi thêm một lần nữa bao biện cho hành vi xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông của nước này.
"Trung Quốc chỉ xây dựng trong phạm vi chủ quyền của mình (thực tế là các đảo, đá thuộc chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam trên Biển Đông mà Bắc Kinh xâm chiếm phi pháp - PV).
Mục đích chủ yếu là phục vụ công tác cứu hộ, phòng tránh thiên tai, an ninh hàng hải… đồng thời thực hiện tốt hơn nghĩa vụ và trách nhiệm quốc tế của mình. Đặc điểm hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc là tính hòa bình và tính công ích."
Ông Hồng chỉ trích Mỹ "liên tục quấy rối hoạt động xây đảo của Trung Quốc ở Biển Đông" và yêu cầu Washington "tuân thủ lập trường 'không ủng hộ bên nào', không đưa ra phát ngôn thiếu trách nhiệm".
Theo Đa Chiều, hôm 16/5, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có cuộc gặp với phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long và bị "quyền lực số 2" quân đội Trung Quốc "dằn mặt" về vấn đề Biển Đông.
Tuy nhiên, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Russel trong báo cáo hôm 21/5 cho biết ông Kerry "được tiếp đãi trong khuôn khổ lớn" ở Bắc Kinh, và khẳng định Ngoại trưởng Mỹ "đã nhắc đến vấn đề Biển Đông và việc xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc với ông Tập Cận Bình.
Daniel Russel cho hay, ông John Kerry trên thực tế đã nhấn mạnh với Bắc Kinh rằng, hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông "sẽ ảnh hưởng lớn đến quan hệ song phương".
Đa Chiều từng phân tích việc Ngoại trưởng John Kerry phủ nhận chính sách Biển Đông mới của Washington, song sự kiện 20/5 cho thấy Mỹ đang tính đến việc thực hiện các nhiệm vụ trinh sát ở khoảng cách gần, bao gồm khả năng đưa quân vào hải vực 12 hải lý của các đảo đá trên Biển Đông.
Theo đó, John Kerry là lãnh đạo ngành ngoại giao của Mỹ, chuyến thăm Bắc Kinh của ông có trọng điểm là chuẩn bị cho đối thoại chiến lược và kinh tế Trung-Mỹ, cùng với chuyến thăm Mỹ tháng 9 của chủ tịch Tập Cận Bình.
Bất chấp việc ông Kerry đạt được nhiều "nhận thức chung" với các lãnh đạo Trung Quốc, quân đội Mỹ vẫn đưa máy bay vào Biển Đông ngay sau khi ông rời Bắc Kinh. Đa Chiều ví điều này giống như "cái tát vào Ngoại trưởng Mỹ".
Đa Chiều cũng nhận định việc Trợ lý của ông Kerry chế giễu quân đội Trung Quốc "đầu óc không bình thường" có thể là "phong cách ngoại giao" của cá nhân ông Russel, nhưng cũng có thể là một lựa chọn hoàn toàn có thực trên bàn nghị sự ở Washington.
Nếu Mỹ tiếp tục giữ ý định dùng tàu chiến và máy bay quân sự để "thử xem Trung Quốc có phản đòn hay không" thì nước này rất có khả năng đưa ra phán đoán sai lầm, thậm chí dẫn đến xung đột.
Đa Chiều bình luận, hành động quân sự của Mỹ "cũng không thể thay đổi chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông".
"Trung Quốc chỉ xây dựng trong phạm vi chủ quyền của mình (thực tế là các đảo, đá thuộc chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam trên Biển Đông mà Bắc Kinh xâm chiếm phi pháp - PV).
Mục đích chủ yếu là phục vụ công tác cứu hộ, phòng tránh thiên tai, an ninh hàng hải… đồng thời thực hiện tốt hơn nghĩa vụ và trách nhiệm quốc tế của mình. Đặc điểm hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc là tính hòa bình và tính công ích."
Ông Hồng chỉ trích Mỹ "liên tục quấy rối hoạt động xây đảo của Trung Quốc ở Biển Đông" và yêu cầu Washington "tuân thủ lập trường 'không ủng hộ bên nào', không đưa ra phát ngôn thiếu trách nhiệm".
Theo Đa Chiều, hôm 16/5, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có cuộc gặp với phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long và bị "quyền lực số 2" quân đội Trung Quốc "dằn mặt" về vấn đề Biển Đông.
Tuy nhiên, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Russel trong báo cáo hôm 21/5 cho biết ông Kerry "được tiếp đãi trong khuôn khổ lớn" ở Bắc Kinh, và khẳng định Ngoại trưởng Mỹ "đã nhắc đến vấn đề Biển Đông và việc xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc với ông Tập Cận Bình.
Daniel Russel cho hay, ông John Kerry trên thực tế đã nhấn mạnh với Bắc Kinh rằng, hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông "sẽ ảnh hưởng lớn đến quan hệ song phương".
Đa Chiều từng phân tích việc Ngoại trưởng John Kerry phủ nhận chính sách Biển Đông mới của Washington, song sự kiện 20/5 cho thấy Mỹ đang tính đến việc thực hiện các nhiệm vụ trinh sát ở khoảng cách gần, bao gồm khả năng đưa quân vào hải vực 12 hải lý của các đảo đá trên Biển Đông.
Theo đó, John Kerry là lãnh đạo ngành ngoại giao của Mỹ, chuyến thăm Bắc Kinh của ông có trọng điểm là chuẩn bị cho đối thoại chiến lược và kinh tế Trung-Mỹ, cùng với chuyến thăm Mỹ tháng 9 của chủ tịch Tập Cận Bình.
Bất chấp việc ông Kerry đạt được nhiều "nhận thức chung" với các lãnh đạo Trung Quốc, quân đội Mỹ vẫn đưa máy bay vào Biển Đông ngay sau khi ông rời Bắc Kinh. Đa Chiều ví điều này giống như "cái tát vào Ngoại trưởng Mỹ".
Đa Chiều cũng nhận định việc Trợ lý của ông Kerry chế giễu quân đội Trung Quốc "đầu óc không bình thường" có thể là "phong cách ngoại giao" của cá nhân ông Russel, nhưng cũng có thể là một lựa chọn hoàn toàn có thực trên bàn nghị sự ở Washington.
Nếu Mỹ tiếp tục giữ ý định dùng tàu chiến và máy bay quân sự để "thử xem Trung Quốc có phản đòn hay không" thì nước này rất có khả năng đưa ra phán đoán sai lầm, thậm chí dẫn đến xung đột.
Đa Chiều bình luận, hành động quân sự của Mỹ "cũng không thể thay đổi chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông".