Cai này mình k nghĩ đến vì nhà k có điều kiện 3bored3
“Nó học xong thì nói cho tao biết, tao sẽ xin cho nó vô ngân hàng Nông nghiệp huyện mà làm. Ấm cả đời mày ơi, nhưng cũng phải chi ít tiền đấy nhe!” – Người bạn của ba tôi lên tiếng. “Vậy, khoảng bao nhiêu?” – bố tôi hỏi. “Tầm hai trăm gì đấy.” Trời ơi, hai trăm triệu đồng để vào làm cán bộ tín dụng của một ngân hàng ở huyện, trong khi tài sản cả nhà cộng lại không biết có đủ số tiền đó. Tôi tức giận lẫn chán ghét cái cơ chế đang hiện hữu, và thầm nghĩ chắc chỉ có huyện mình như thế.
Câu chuyện thấm thoắt đã hơn chục năm, mà tôi nhớ như ngày nào, ba tôi từng bảo: “Con cố học cho giỏi đi, rồi sau khi ra trường, ba gắng chạy cho con vào nhà nước mà làm. Con mà vào được biên chế thì ba không còn phải lo lắng gì nữa.”Thế đấy các bạn, tôi đã bị tiêm nhiễm tư tưởng làm… thuê cho nhà nước đến thời điểm bây giờ. Tư tưởng này dường như thấm nhuần vào phần lớn gia đình Việt Nam. Giờ đây, tôi đã là giảng viên khối ngành kinh tế thuộc một trường của nhà nước. Có thể bạn sẽ nghĩ, tôi đã mất bao nhiêu tiền cho vị trí đó? Xin trả lời, không một xu nào bỏ ra nếu bạn từ bỏ đi tư tưởng mà tôi từng bị tiêm nhiễm.
Trở lại câu chuyện, nếu tôi nghe theo sự sắp xếp và trở thành cán bộ tín dụng của một ngân hàng huyện thì diễn biến sự nghiệp sẽ như sau:
- [*]Mất hai trăm triệu để chung chi.
[*]Bổ nhiệm vị trí cán bộ tín dụng.
[*]Mất vài năm phấn đấu để vào biên chế.
[*]Trong thời gian làm việc phải tìm cách để gia tăng thu nhập, đấy là cách gọi khác của cụm từ “lấy lại vốn”.
[*]Mọi động lực để làm việc chỉ nằm ở 2 từ “tiến thân” lên vị trí cao hơn.
Không biết cái ghê gớm của hệ tư tưởng đó như thế nào, nhưng đến hiện nay số lượng công viên chức làm việc ở cơ quan nhà nước đã lên đến 6 triệu người. Một con số rất lớn so với tổng dân số và cũng khá cồng kềnh so với các quốc gia khác trên thế giới. Còn tính hiệu quả ra sao chắc ai cũng biết.
Chính vì vậy, tôi muốn thay đổi, thay đổi từ chính bản thân rồi thay đổi suy nghĩ của những người xung quanh. Nên mỗi khi giảng bất kỳ lớp nào, tôi đều đặt câu hỏi: “Sau này ra trường bạn muốn làm gì?” Thật đáng buồn, hơn 95% đều trả lời: “Em cố gắng xin vào ngân hàng làm thầy ạ, nếu có thể sẽ xin vào ngân hàng của nhà nước.”Phải chăng các em cũng bị tiêm nhiễm thứ tư tưởng mà tôi xém trở thành nạn nhân.
Muốn nhanh thì phải từ từ, điều này luôn đúng cho sự thay đổi, đặc biệt là thay đổi ý thức hệ. Trước hết, tôi phải thay đổi hệ tư tưởng của chính mình. Có người từng hỏi: “Thầy có tính phấn đấu làm trưởng khoa hoặc cao hơn là hiệu trưởng không?” Tôi trả lời ngay: “Tại sao bạn không nghĩ, tôi sẽ mở trường và thuê bạn làm hiệu trưởng.” Và: “Thầy ơi, ước muốn trở thành giám đốc chi nhánh ngân hàng có lớn lao không?” Tôi nói: “Lỡ rồi, sao em không ước mình là chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng luôn.”
Đến đây, các bạn cũng biết tôi dần thay thế bằng hệ tư tưởng nào rồi, hệ tư tưởng làm chủ. Nhưng làm chủ cái gì? Đầu tiên, bạn hãy làm chủ bản thân, biết rõ mình cần gì ở cuộc sống và phát hiện niềm đam mê thông qua phát triển điểm mạnh của chính mình (điểm mạnh là công việc bạn càng làm càng cảm thấy mạnh mẽ, và càng làm càng thấy thời gian sao trôi qua nhanh quá hoặc bạn hạnh phúc khi làm xong công việc.). Sau đó, hãy làm chủ “thời gian“ của người khác. Bởi bạn nên nhớ, người nghèo thì luôn bán thời gian của mình, còn người giàu luôn tìm cách mua thời gian của người khác. Bạn muốn mua thời gian hay bán thời gian?
Cuối cùng, cái gì của Ceasar hãy trả lại cho Ceasar, cái gì của kinh tế thị trường sẽ trả về thị trường. Đã đến lúc, tư tưởng làm thuê cho nhà nước sẽ khó tồn tại trong thời đại siêu cạnh tranh ngày nay. Mà thay vào đó, hãy làm chủ bản thân lẫn mọi thứ xung quanh bạn và phát huy hết tiềm lực để phát triển sự nghiệp của chính mình. Thiết nghĩ, chỉ có tài mới ở địa vị cao, chỉ có đức mới hưởng bổng lộc nhiều và chỉ có làm chủ mới tạo dựng được sự thịnh vượng.