Văn hóa tắm chung có từ lâu đời
Được biết, trước đây các suối nước nóng ở Nhật phân thời gian cho nam và nữ tắm riêng sau đó có thể tắm chung từ 9 giờ tối trở đi. Nhưng vì lượng nước ở các suối nước nóng có hạn nên các ông chủ đã nghĩ ra cách phục hồi truyền thống nam nữ tắm chung còn hơn là phân ra làm hai khu tắm riêng để bảo đảm việc cung cấp nước tắm đủ ấm. Không ngờ việc khôi phục cách tắm chung này được người Nhật Bản hưởng ứng nhiệt liệt.
Trong cuốn sách Kyodo, tác giả Yamazaki Mayumi đã viết khoảng 5 năm trước khi các suối nước nóng bắt đầu ấm lên, nhu cầu được tắm trong các suối nước nóng chất lượng của phụ nữ tăng lên, để bảo đảm chất lượng của các suối nước nóng, tắm chung là lựa chọn bắt buộc.
Một ông chủ suối nước nóng cho biết ở Nhật Bản, nam nữ tắm chung là chuyện rất bình thường và đây là một trong những nét văn hóa đặc sắc của Nhật Bản. Vì Nhật Bản luôn muốn trở thành một cường quốc trên thế giới và tiếp thu ảnh hưởng của phương Tây nên mới dần dần giảm việc tắm chung. Hiện ông đang khôi phục lại truyền thống đó. Tuy nhiên có vài vị khách không lịch sự đã nhìn chằm chằm vào các vị khách nữ đến nỗi lúc vào hay ra khỏi nhà tắm cũng không biết dùng khăn tắm để che đi những chỗ cần che.
Thực tế thì truyền thống tắm chung của người Nhật bắt nguồn từ việc tắm chung ở sông, hồ và dần dần phát triển thành tắm chung ở phòng tắm công cộng. Người Nhật phải tắm rửa sạch sẽ rồi mới được xuống suối nước nóng tắm để phát huy tác dụng của suối nước nóng là giúp cơ thể khỏe mạnh. Phòng tắm cũng được đặt ở những nơi phong cảnh nên thơ nên có thể nói rằng tắm nước nòng cũng là một họat động giao lưu xã hội.