Chuyện lạ 2011-12-15 07:28:39

Vẻ đẹp kỳ thú của loài mới được phát hiện vùng sông Mê Kông


Một loài khỉ, một loài thằn lằn bóng có khả năng trinh sản, năm loài thực vật ăn thịt, và một loài chim chích ăn lá độc nhất vô nhị nằm trong số 208 loài mới được khoa học phát hiện trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông Mở rộng năm 2010.

Một danh sách đáng kinh ngạc gồm 28 loài bò sát cũng mới được phát hiện vào năm 2010. Trong đó có loài nhông cát trinh sản (Leiolepis ngovantrii) được tìm thấy ở Việt Nam. Loài này có khả năng sinh sản mà không cần có con đực.

“Trong khi những khám phá năm 2010 vẫn còn mới mẻ đối với khoa học, rất nhiều loài đã trở thành món ăn của con người và đang phải đấu tranh sinh tồn trong những sinh cảnh ngày càng bị thu hẹp và có nguy cơ tuyệt chủng cao.” ông Chapman cho biết thêm.

Sự tuyệt chủng của loài tê giác Java một sừng ở Việt Nam, mới được WWF khẳng định, là một chỉ số bi thảm của sự suy giảm đa dạng sinh học tại khu vực. Những khu sinh cảnh và các loài động thực vật hoang dã của khu vực sông Mê Công đang phải chịu áp lực nặng nề từ sự phát triển quá nhanh, không bền vững và biến đổi khí hậu.

“Kho báu đa dạng sinh học của khu vực sẽ biến mất nếu các chính phủ không đầu tư vào bảo tồn và duy trì tính đa dạng sinh học, một hành động căn bản để đảm bảo sự bền vững trong bối cảnh môi trường toàn cầu đang biến đổi”, ông Chapman kết luận.

Báo cáo Mê Kông Hoang dã tập trung miêu tả 10 loài mới được khoa học xác định, trong tổng số 145 loài thực vật, 28 loài bò sát, 25 loài cá, 7 loài lưỡng cư, 2 loài thú, và một loài chim được phát hiện trong năm 2010 ở khu vực sông Mê Công thuộc vùng Đông Nam Á bao gồm Campuchia, Lào, Myanma, Thái Lan, Việt Nam và vùng Đông Nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Báo cáo cho thấy trung bình cứ hai ngày một loài mới lại được khoa học ghi nhận trong khu vực.

Một con tắc kè hoa với màu trắng đặc biệt.

Điều đặc biệt của loài nhông cát trinh sản (Leiolepis ngovantrii) là sinh sản không cần con đực.

Loài chim chích ăn lá độc nhất vô nhị cũng là một loài mới được phát hiện.

Voọc mũi hếch (Rhinopithecus strykeri) là một trong số mười loài nổi bật trong báo cáo của WWF. Chúng được phát hiện tại khu vực miền núi vùng sâu vùng xa Kachin. Người dân địa phương cho biết, loài khỉ này thường giấu đầu vào giữa hai đầu gối trong thời tiết ẩm ướt để tránh mưa nhỏ vào chiếc mũi hếch của chúng.

Một loài sa giông với các ngón chân màu cam được phát hiện ở Lào.

Loài rắn mới được phát hiện ở Trung Quốc

Năm loài cây nắp ấm ăn thịt cũng được phát hiện ở Thái Lan và Campuchia, trong đó có một số loài có khả năng dẫn dụ và tiêu hóa chuột, thằn lằn, thậm chí cả chim.

Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)