[justify]Như VietNamNet đã thông tin, chiều tối ngày 24/5, người nhà bệnh nhân "bủa vây" bệnh viện, yêu cầu làm rõ trách nhiệm trước cái chết bất thường của cháu Võ Duy Khang (SN 2012).[/justify]
[justify]Vợ chồng chị Phan Thị Đạt (26 tuổi) và anh Võ Thanh Sơn, trú tại ấp Đông Thới, xã Đông Bình (huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ), "tố" đội ngũ bác sĩ trực tại Khoa Truyền nhiễm là không tận tình, bỏ mặc bệnh nhân khi "kêu cứu", không có bác sĩ đến thăm khám.[/justify]
[justify]Xe bệnh viện đưa thi thể cháu Võ Duy Khang về nhà lúc gần 3 giờ sáng nay.[/justify] |
[justify]Chiều 25/5, trao đổi với PV VietNamNet, BS Trần Châu - Phó GĐ Bệnh viện Nhi Cần Thơ cho biết, gia đình đã đưa thi thể cháu Khang về nhà mai táng lúc gần 3h sáng nay.[/justify]
[justify]Sau 3 ngày điều trị tại bệnh viện, cháu Khang được chẩn đoán là bị "tiêu chảy nhiễm trùng cấp độ cao". Các bác sĩ tại đây đã tiến hành xét nghiệm, tìm kiếm vi trùng.[/justify]
[justify]Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ nơi xảy ra vụ việc.[/justify] |
[justify]Ông Châu cũng thừa nhận, khoảng 8h cùng ngày, bác sĩ tại khoa đã tiêm cho cháu Khang một mũi kháng sinh nhiễm trùng. Tuy nhiên, về chủng loại thuốc thì ông Châu chưa nắm được.[/justify]
[justify]Ngoài ra, ông Châu còn thông tin, lúc 15h (ngày 24/5), bệnh nhân Võ Duy Khang sau khi đưa xuống phòng cấp cứu đã đột ngột sốc, dẫn đến tim ngừng đập và đến 17h chiều cùng ngày bệnh nhân tử vong.[/justify]
[justify]Trao đổi với VietNamNet, bà Bùi Thị Lệ Phi - Giám đốc Sở Y tế TP. Cần Thơ cho biết, đang chỉ đạo bệnh viện tiến hành ra soạt lại toàn bộ quy trình khám chữa bệnh dẫn đến bệnh nhân tử vong, đến nay chưa có báo cáo.[/justify]
[justify]Cũng theo bà Phi, sẽ cương quyết xử lý những cá nhân, tập thể nào sai phạm trước vụ việc.[/justify]
Bác sĩ bỏ ca trực? - Lúc 10-11h, người nhà bệnh nhân phát hiện con mình trong tình trạng bệnh nặng, gọi bác sĩ không đến. Một cô y tá bảo giờ này không có bác sĩ, phải chờ đến 13h. Phải chăng kíp bác sĩ hôm xảy ra vụ việc bỏ trực? Ông Trần Châu: Cái này phải làm việc, đối chất lại với người nhà bệnh nhân. Phải kiểm tra lại, có thể người nhà gọi bác sĩ sau 11h. - Thấy con liên tục ỉa chảy, người nhà hỏi bác sĩ tên Tuấn tại Khoa Truyền nhiễm thì bác sĩ này nói: "Cứ để thế, tiêu chảy khi nào sạch ruột thì sẽ khỏi". Ông đánh giá như thế nào về câu nói này? Ông Châu: Bác sĩ nào nói thì phải ghi âm lại, không thể nói theo một chiều người nhà bệnh nhân được. Khi nào gia đình bệnh nhân có đơn, chúng tôi sẽ kiểm tra lại và yêu cầu giải trình. - Thưa ông, đội ngũ bác sĩ trong bệnh viện có mở phòng khám tư nhân nhiều không? Ông Châu: Có chứ. Theo quy định của Bộ Y tế thì những bác sĩ nào có đủ tiêu chuẩn thì được hành nghề mở phòng khám, luật không cấm. Còn bao nhiêu bác sĩ trong bệnh viện thì tôi không rõ. - Thời điểm người nhà bệnh nhân gọi bác sĩ đến trợ giúp, có ý kiến cho rằng, do có phòng khám tư nên các bác sĩ tại đây đã bỏ kíp trực để làm việc riêng. Ý kiến của ông về việc này? Ông Châu: Theo quy định thì bác sĩ trực luôn phải có mặt. Cái này chúng tôi sẽ cho kiểm tra, xác minh lại, bác sĩ nào bỏ trực thì phải chịu trách nhiệm. Sắp tới chúng tôi sẽ kiểm thảo lại quá trình tử vong của cháu bé từ vòng cấp khoa, cấp bệnh viện và Hội đồng khoa học bệnh viện, xác định quy trình chuyên môn trong công tác tiếp đón, chẩn đoán, theo dõi điều trị và cấp cứu bệnh nhân. Nếu kiểm tra phát hiện cá nhân, tập thể sai phạm thì sẽ tiến hành kỷ luật, cương quyết không bao che cho sai phạm. |
Quốc Huy - vietnamnet.vn