Chưa sành điệu thì học đòi cho bằng được, đến khi trở thành người sành điệu rồi nhiều 9x phải kêu trời vì “đuối như cây chuối”. Bao nhiêu tiền bạc đổ dồn vào để giữ cho được cái danh “play rân” cũng không thể trụ nổi.
[size=5]Sành điệu để là dân hot[/size]
Nhiều anh chàng, cô nàng gia cảnh bình thường nhưng vì chơi với đám bạn là “play rân” nên lâu ngày cũng nhiễm phải thói “sành điệu”. Những đồng tiền bố mẹ khó khăn lắm mới kiếm được đã bị các 9x bằng cách này hay cách khác moi móc để mua sắm đủ các thứ quần áo, nước hoa, dày dép… đắt tiền. Với họ quần áo, dày dép hay bất cứ thứ phụ trang nào cũng không được đơn lẻ mà phải là bộ sưu tập. Nhưng trong khi tủ quần áo, tủ dày dép, tủ kẹp tóc, bàn trang điểm… của các “play rân” này ngày càng chất đống lên các bộ sưu tập mùa hè, mùa đông, màu xanh, màu tím, mày hồng đủ loại thì các 9x vẫn vô tư không biểt rằng đôi vai mẹ đang gầy hơn, vầng trán bố đang nhiều nếp nhăn hơn vì khó nhọc để kiếm tiền.
Vi Anh (17 tuổi – học lớp 11 trường PTTH Nguyễn Bỉnh Khiêm) nói: “Em thấy thương cho bố mẹ của một bạn trong lớp ở gần nhà em. Nhà bạn ấy, mẹ bán hàng ăn còn bố làm bảo vệ nhưng bạn ấy không ý thức về gia cảnh nhà mình mà cứ học đời theo con nhà giàu. Suốt ngày theo đám bạn nhà giàu lê la ở các quán bar đắt tiền rồi lượn lờ ở những shop thời trang xì tin. Mỗi ngày đi học bạn ý lại dành thời gian để “đọ hàng” với các bạn khác ở trong lớp”.
Hoàng Lân – một hot boy mới nổi khối 10 trường Ams, Hà Nội. Sở hữu
một body khá lý tưởng với chiều cao 1m78, nặng 61kg đã làm cho Lân thấy khó chịu khi phải mặc trên mình những thứ quần áo rẻ tiền. Lại thêm những câu khích bác của mấy cô nàng “dài mỏ” trong lớp khiến cho Lân lột xác thật sự. Ngày nào Lân cũng lượn lờ mấy lần ở mấy shop thời trang ở Quán Thánh, Bà Triệu, Parkson…cùng đám con trai nhà giàu trong trường. Chỉ sau một khóa học mà Hoàng Lân hiền lành đã lột xác đến bất ngờ khiến cho mấy em “hot girl” trong trường vốn trước đây hay khinh thường Lân nay cũng há hốc mồm vì ngạc nhiên. Cả lớp đều biết nhà Lân cũng bình thường. Bố Lân làm lái xe cho một cơ quan nhà nước còn mẹ thì làm nhân viên trông xe cho một siêu thị. Nhà Lân vẫn còn là nhà dạng cấp bốn trong một khu tập thể do ông nội để lại cho. Nhiều bạn trong lớp đặt dấu chấm hỏi không hiểu nhà Lân như thế thì Lân lấy đâu ra tiền để mua sắm những thứ hàng hiệu như thế?
[size=5]Đuối vì quá sành điệu[/size]
Ảnh minh họa “Chưa được là người sành điệu thì khổ ít đến lúc cố để được thành sành điệu rồi thì khổ nhiều. Em cứ như “lỡ cưỡi lên lưng cọp nên đành phải cưỡi” vì trước khi chưa là dân chưa sành điệu em có biết là sành điệu sẽ khổ thế này đâu” – tâm sự rất thật lòng của Huyền Thư, một 9x lỡ sành điệu.
Còn Phương Linh (18 tuổi, học lớp 12 Trường PTTH Lê Quý Đôn) thì kể: “nhiều 9x nhà giàu thì ra sức sành điệu để chứng tỏ đẳng cấp của mình chứ như dân nghèo bọn em nhiều lúc thấy nhục lắm. Đã gọi là dân sành điệu một tuần phải đi shopping với chúng nó ít nhất là 3 lần. Rồi buổi tối cũng phải đá tới đá lui mấy quán bar để học cái “văn hóa đàm đạo thời @”. Một tháng phải dành ít nhất là hai ngày cuối tuần để đi spa chăm sóc body và tạo dáng. Không chỉ riêng em đâu mà em tin là một số 9x như em ban đầu chỉ nghĩ đơn giản là sành điệu nghĩa là ăn mặc sang trọng hơn mà thôi chứ ai biết đâu lại lắm thứ thế này. Thế nên bọn em bây giờ đuối như cây chuối”.
Nhiều 9x được bố mẹ cho tiền ăn sáng cũng không dám ăn mà góp nhặt từng đồng để đi chơi với bạn bè. Được bao nhiều tiền dồn sức vào để giữ cho được cái danh sành điệu nhưng cuối cùng nhiều 9x vẫn phải bỏ cuộc giữa chừng. Những cuộc chơi, những thứ quần áo thời trang, những thứ nước hoa đắt tiền… trong thời buổi giá cả leo thang thế này đối với những người đi làm có tiền còn đuối huống hồ với mấy cô cậu học trò vẫn còn “nương nhờ” bố mẹ.
Cũng có nhiều 9x vớt vát chút danh sành điệu bằng cách làm thêm để không bị bạn bè chê cười nhưng cuối cùng cũng đành chịu thua vì đuối sức. Trường hợp của Đức (16 tuổi) là một ví dụ.
Mẹ mất khi Đức còn nhỏ nên bố đã dành hết tình thương cho Đức ăn học và một cuộc sống khá đầy đủ. Vì là công chức nhà nước hưởng đồng lương hệ số chẳng đáng là bao nên bố Đức còn phải nhận tài liệu về dịch thuật thêm để có tiền nuôi Đức. Thế nhưng được bố chiều chuộng Đức đã không lấy đó làm niềm hạnh phúc mà lại cứ chơi bời với mấy “hot boy” trong trường nên lây nhiếm thói sành điệu từ chúng nó khi nào không biết. Qua hai học kỳ làm người sành điệu Đức mới cảm nhận hết đau thương và khốn khó nhưng vì lỡ được gắn mác sành điệu nên không thể bỏ được. Vốn rất am hiểu về tin học nên sau những giờ học Đức nhận trông coi quán net cho một tiệm nét gần trường. Mỗi tháng chủ tiệm trả cho Đức 800 nghìn nhưng số tiền đó có thấm tháp là bao khi các cuộc ăn chơi của bạn bè ngày càng nhiều lên. Đuối quá Đức đành bảo bố xin chuyển sang trường khác nhân dịp nghỉ hè.
Nhu cầu được làm đẹp, được sành điệu, được khẳng định mình là một nhu cầu chính đáng mà ai cũng muốn. Tuy nhiên, không cứ phải là người sành điệu thì mới là người có đẳng cấp. Người ta khẳng định mình dựa vào tài năng và trí tuệ, vào những điều mà người ta làm nên chứ không phải là những điều mà đi học theo người khác.