Bóng đá 2013-04-12 05:34:35

Barca phụ thuộc Messi, hay ngược lại?


[size=7] [/size]
 
[justify]Trận hòa 1-1 hú vía ngay tại Camp Nou trước PSG có lẽ là thời điểm thích hợp để chúng ta một lần nữa đặt ra câu hỏi: Barcelona phụ thuộc vào Lionel Messi, hay bản thân anh đang phụ thuộc vào tập thể vĩ đại này?[/justify]
 






 
[justify]Thế trận hoàn toàn thay đổi khi Messi được tung vào sân. Trước khi tiền đạo người Argentina xuất hiện, Barca chỉ chuyền bóng, mà không tạo ra được cơ hội. Hơn thế, họ còn để PSG quá thoải mái với các ý tưởng tấn công.
PSG đã tung ra tổng cộng 16 pha dứt điểm về phía khung thành Barca, trong đó có chừng 5 cơ hội rõ rệt, và một được chuyển thành bàn thắng. Barca thì gần như không đe dọa nổi thủ môn Sirigu trong hiệp đấu đầu tiên, và cả trận, họ chỉ tung ra đúng hai pha dứt điểm trúng đích. Điều gì đã xảy ra?
Thật mỉa mai là Xavi, “bộ não” của đội bóng, lại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nếu chiếu theo những con số thống kê: Anh thực hiện 96/96 đường chuyền thành công, đạt tỉ lệ chính xác 100%. Nhưng Barca tổ chức được rất ít đợt tấn công ra hồn trước khi Messi xuất hiện.
Cesc Fabregas, chơi thay Messi ở vị trí “số 9 ảo”, giống như người tàng hình trên sân. Anh là con số 0 khi có bóng (không một lần rê bóng qua người thành công), lẫn khi lùi về để cướp bóng (không thực hiện nổi cú tắc bóng nào trong cả trận). Andres Iniesta không có đối tác, trở nên đơn độc. Phía sau, Sergio Busquets còn cô đơn hơn nữa: Marco Verratti liên tục đưa bóng qua hai bên sườn của tiền vệ người TBN.
Áp lực lên hàng tiền vệ của Barca yếu đến mức hộ công Javier Pastore có rất nhiều khoảng trống để hoạt động: Anh thực hiện thành công 39 đường chuyền, đa phần mang tính đột biết và cũng là người mở tỉ số.

Messi vào sân giúp Barca xoay chuyển thế trận

Không tạo ra được sức ép, Barca trở thành một đội bóng khá bình thường trước một đối thủ được tổ chức tốt và chơi khá lì lợm. Chỉ khi tạo ra được áp lực đủ lớn, Barca mới là chính mình, và điều này chỉ xuất hiện khi Messi được tung vào sân. Cầu thủ người Argentina không chỉ tạo ra cảm hứng lập tức cho các đồng đội nhờ sự hiện diện của anh, mà còn kiến tạo bàn gỡ hòa 1-1 cho Barca. Anh chỉ cần chưa đầy 30 phút có mặt trên sân để làm điều đó.
Messi là lời giải cho những bài toán hóc búa nhất
Tờ New York Times viết rằng “một người không làm nên một đội bóng, nhưng cũng có những cầu thủ một tay tạo ra sự khác biệt. Hãy nghĩ đến Alfredo Di Stefano. Nghĩ đến Ferenc Puskas và Hungary. Nghĩ đến Pele và Brazil. Nghĩ đến Diego Maradona và bất kỳ đội bóng mà ông ta khoác áo. Bây giờ, trong ánh hào quang, hãy thêm Lionel Messi vào danh sách đó”.
Giờ thì hãy nhớ đến hai bàn đầu vào lưới AC Milan ở trận lượt về vòng 1/8 Champions League mùa này của Messi: Một cú sút nhanh như điện giật, và sau đó là một tình huống dứt điểm không có tốc độ khủng khiếp như bàn đầu tiên, nhưng cực kỳ thông minh. Đó là thời điểm mà Barca cần được giải tỏa tâm lý sau trận thua 0-2 ở lượt đi. Đó là những bàn thắng “phá băng”, như những thảm họa không thể tránh khỏi của Milan: Các hậu vệ và thủ môn của họ, dù có tỉnh táo đến đâu, cũng không thể tránh nổi hai bàn thua ấy.
Mùa này, có không ít những khoảnh khắc như thế, khi mà sự bùng nổ cá nhân của Messi còn đi vượt khỏi trí tưởng tượng của đối thủ lẫn các… đồng đội. Theo dõi rất nhiều bàn thắng từ trước đến giờ của Messi, chúng ta thấy rằng Xavi hay Iniesta đôi khi chỉ làm nhiệm vụ chuyền bóng cho tiền đạo người Argentina ở giữa sân, rồi chờ anh làm thay công việc của 3-4 cầu thủ tấn công, trước khi đưa bóng vào lưới.
Mùa này, Messi đã ghi 43 bàn ở Liga, trong khi người đứng gần anh nhất trong danh sách săn bàn, Cesc Fabregas, mới nổ súng… 9 lần. Trong đó, có không ít những bàn thắng mà Messi đã một tay anh cởi nút thắt của trận đấu “hộ” Barca. Tờ Guardian, sau lượt về tứ kết Champions League, đã gọi vấn đề mà Barca mắc phải hiện tại là Messidependent (Hội chứng phụ thuộc Messi).
Bàn mở tỉ số của Messi ở lượt đi vòng tứ kết cho thấy “món quà” kỳ diệu mà Barca có thể trao cho anh: 80% giá trị bàn thắng nằm ở cú vuốt má ngoài chuyền bóng của Daniel Alves. Đường chuyền ấy như một nhát kiếm chém nghiêng hàng thủ PSG, và mở ra cơ hội ghi bàn không thể tốt hơn cho Messi.

Báo chí và người hâm mộ cho rằng Barca mắc hội chứng phụ thuộc Messi

Ở tình huống ấy, gần như lúc Alves mới khống chế bóng để chuẩn bị chuyền, Messi đã chực lao vào phía sau hàng thủ PSG. Sự ăn ý ở đẳng cấp cao và cách thức phối hợp khó tưởng tượng như thế có lẽ chỉ tồn tại ở Barca. Tại đội tuyển Argentina, chúng ta chưa thấy Messi nhận được một đường kiến tạo ở đẳng cấp ấy, và cho đến giờ, thành công cùng đội tuyển vẫn là một nỗi dằn vặt với cá nhân Messi.
Vì họ cần nhau
Đội tuyển TBN, được xem như một Barca thiếu Messi, vẫn là ĐKVĐ châu Âu lẫn thế giới. Tức là ngay cả khi không có Messi, thì đó vẫn là một tập thể mạnh, với một triết lý bóng đá đi trước thời đại, Tiki-taka.
Nhưng để tập thể xuất sắc ấy trở thành một đội bóng phi thường, thì sự có mặt của Messi là câu trả lời. Trận hòa PSG vừa qua, chúng ta đã nhìn thấy sự khác biệt giữa một Barca xuất sắc và một Barca vĩ đại ngay sau khi Messi được thay vào sân, giống như một cái công tắc “bật” cả đội Barca bùng lên chỉ sau vài giây.
Và để thiên tài của Messi phát huy tối đa tiềm năng, thì Barca cũng là câu trả lời. Đội bóng xứ Catalunya đã biến một cậu bé thiếu hormone tăng trưởng trở thành một cầu thủ vĩ đại, bằng cách trả tiền chữa bệnh cho anh, giáo dục anh ở ngôi trường La Masia, và khiến chính những người Argentina phải ghen tỵ rằng Messi giờ giống một công dân Catalunya hơn là Argentina.
Barca cần Messi để thực sự vĩ đại, và Messi cũng cần Barca để trở thành vĩ đại. Không có sự phụ thuộc nào ở đây cả. Chỉ có hai mảnh ghép không thể phù hợp hơn nữa để tạo ra một hình hài vĩ đại, một đội bóng vận hành bằng triết lý tập thể, nhưng vươn đến đỉnh cao lại bằng cách tôn trọng sự khác biệt đến phi thường của một cá nhân. Cá nhân có tên Lionel Messi.

[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)