PHẦN 1: PHONG CÁCH LÀM DỊCH VỤ VÀ KINH DOANH CỦA NGƯỜI SÀI GÒN VÀ NGƯỜI HÀ NỘI.
Mình làm cho 1 công ty chuyên về thiết bị y tế và do biết tiếng, Sau 4 năm làm việc tại đây thì mình được điều sang làm trưởng văn phòng đại diện của công ty tại thị trường Việt Nam được mở ở Sài Gòn trong vòng 2 năm. Mình có cơ hội tìm hiểu thêm nhiều điều về đất nước của Cha mẹ mình bằng cách đi khắp đất nước qua những chuyến công tác và cả du lịch, đến giờ cũng đã hơn được hơn 1 năm rồi.
Phong Cách Kinh Doanh
Qua rất nhiều cuộc tiếp xúc với các đối tác của công ty mình, phần lớn là ở Sài Gòn và Hà Nội mình nhận thấy người Hà Nội làm kinh doanh rất giỏi, giỏi hơn người Sài Gòn. Doanh nhân Sài Gòn họ có tính cách thẳng thắng, rõ ràng, ra quyết định nhanh và lấy nhu cầu thị trường làm cơ sở phát triển kinh doanh. Tuy nhiên do tính tình phóng khoán của người miền nam và tin tưởng người khác nên họ dễ dàng bỏ qua những tình tiết nhỏ và dễ bị mắc lừa bởi những công ty làm ăn không uy tín dẫn tới phá sản. Còn doanh nhân Hà Nội thường có nền tảng kiến thức tốt, hiểu biết pháp luật, tính toán tỉ mỉ và có tinh thần chịu thương chịu khó thì không ai bằng. Do đức tính cẩn trọng quá mức, và tính đa nghi cao nên thời gian ra quyết định lâu và thường bỏ qua những cơ hội kinh doanh tốt. Phần lớn những doanh nhân thành công ở đất Sài Gòn đa phần đều có gốc gác, bố mẹ, ông bà là người ngoài bắc. Một điều rất dễ hiểu là người Sài Gòn gốc bắc có tính tiết kiệm, có tinh thần tích lũy tài sản, của cải và quản lý chi tiêu cực tốt. Trong kinh doanh, điều cốt lõi không phải là bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà là bạn quản lý và giữ tiền của mình có hiệu quả hay không . Nhưng tại sao các doanh nhân miền bắc lại không thành công lớn như doanh ở Sài Gòn? Nếu xét về yếu tố lịch sử thì điều đó không phải là khó giải thích. Từ khi những cư dân miền bắc di cư vào nam làm kinh tế mới, đời sống khó khăn, không tiền. Họ đã bắt buộc mình phải thích nghi, ứng phó với mọi hoàn cảnh cho phù hợp với cuộc sống mới để tồn tại đã vô tình rèn luyện cho họ đức tính ứng biến rất linh động và rất phù hợp với sự biến chuyển của nền kinh tế thị trường sau này ở Sài Gòn. Bên cạnh đó họ còn học được tính phóng khoáng, hiền hậu, trung thực và thoải mái của người miền nam. Những điều đó giúp họ hình thành nên những tính cách của một doanh nhân hiện đại, giúp họ biết cách nắm bắt cơ hội tốt hơn, thích ứng nhanh và tạo được những thành công lớn. Đó là sự kết hợp hoàn hảo những cá tính tốt nhất của cả 2 miền mà những doanh Hà Nội không sao có được.
Phong Cách Làm Dịch Vụ
Về phong cách làm dịch vụ thì ngay cả những người Hà Nội cũng đồng ý với mình là dịch vụ ở Sài Gòn quá tốt. Với cách nhìn của mình thì dịch vụ ở Sài Gòn thì không thể nào so sánh với nước Mỹ nhưng so với Hà Nội thì có thể nói Sài Gòn ăn đứt ở khoản này. Có lần ra gặp gỡ khách hàng Hà Nôi ở quán coffee, mình xin ly trà đá đến 5 lần vẫn chưa thấy người phục vụ đem ra. Sau đó mình phải nói với quản lý thì mới được phục vụ trà đá, với thái độ phục vụ không thể lạnh nhạt hơn mặc dù đây là 1 quán nổi tiếng ở Hà Nội và giá cho 1 ly coffee sữa là 65.000 VND không phải là rẽ so với người Việt. Nếu ở Sài Gòn hằng ngày mình vẫn thích uống quán bên đường gần công ty mình với giá 15.000 VND Mình được các bạn nhân viên phục vụ chào mình bằng tên riêng sau lần thứ 3 mình tới quán và biết mình thích loại nước nào và bàn nào. Ly trà đá luôn luôn có sẵn và chỉ cần mình uống chưa hết nữa ly là các bạn lại rót thêm y như mới. Về Việt Nam mình yêu món phở, bún bò huế, hủ tiếu,… Và mỗi sáng trước khi đi làm mình hay ăn ở quán đầu đường nhà mình, Chị bán quán rất thân tình hỏi cẩn thận là mình ăn có hành không, có ăn nhiều nước mỡ không, có ăn được lòng heo không,… dù giá chỉ có 35.000 VND và mình có sự so sánh khi ra Hà Nội ăn món chả cá lã vọng, 1 vài quán gần khách sạn mình ở trên đường Hoàng Hoa Thám. Bạn muốn xin thêm rau, hay miếng chanh và bàn ghế chỗ ngồi, thái độ nhân viên phục vụ thật sự đối với mình là 1 cực hình. Lần đầu tiên mình bị Shock về cách phục vụ ở đây khi mình bị bà chủ quán Phở Gia Truyền chửi vì mình xin đổi sang tô phở nhỏ thay vì tô lớn do tô lớn nhiều quá, và lúc này bà chủ đã lở múp ra: “không ăn thì biến”. Có lẽ mình không nên nói thêm vì phần lớn các bạn cũng nghe nói rồi. Nhưng có 1 điều tuyệt vời là ở Hà Nội chỗ nào cũng có đồ ăn ngon, còn Sài Gòn thì bạn cần biết quán thì mới được ăn ngon. Tuy nhiên, nếu tiếp tục với phong cách phục vụ như vậy thì dù đồ ăn có ngon cách máy cũng không có nhiều người dám đến ăn lần thứ 2.
Còn khi đi mua đồ chẳng hạn như quần áo, ba lô, giầy dép hay quà lưu niệm cho người thân mình thường bị nhân viên bán hàng ngắm từ đầu tới chân mỗi khi bước vào cửa. Vì là 1 người mặc đồ thoải mái có phần hơi bụi bặm và thường tới những cửa hàng thuộc hàng sang trọng để mua đồ nên mình thường bị nhân viên có thái độ dửng dưng, hỏi giá thì họ không thèm trả lời hoặc trả lời theo cái giọng hời hợt như cho rằng mình không có đủ tiền mua. Và nếu không mua mà đi ra tay không chắc chắn bạn sẽ nghe những tiếng xì sằm, hoặc cái cười bỡn cợn cực kỳ khó chịu. Mình đi mua đồ 2 lần như vậy và từ đó về sau, mình không mua cái gì ở Hà Nội nữa. Ở Sài Gòn thì cũng có những nhân viên như vậy, cũng đốt phong lông nhưng rất ít và không làm những điều đó sỗ sàng như Hà Nội.
Cá tính con người Sài Gòn và Hà Nội có ảnh hưởng đến kinh tế vùng không?
Do tính cách tiết kiệm, tằng tiện và dịch vụ không tốt đã cản trản rất nhiều những khách là dân địa phương, khách du lịch quốc tế cũng như trong nước mà cụ thể ở đây là miền nam mua sắm ở Hà Nội đã làm môi trường kinh doanh ở đây thua kém rất nhiều mặt so với Sài Gòn. Một lý thuyết rất cơ bản là kinh tế thị trường dựa trên nền tảng sản xuất và tiêu dùng, nếu không có tiêu dùng thì sẽ không có sản xuất. Và không một nơi nào ở Việt Nam có thể so sánh về thối quen tiêu dùng như ở Sài Gòn. Đơn cử như những bạn trẻ Hà Nội tổ chức gặp gỡ thì tụ hợp ở nhà 1 bạn nào đó rồi mua đồ về nấu ăn, đến tối các bạn đi dạo 1 chút rồi 9h tối thì về ngủ, 2 vợ chồng đi làm về mệt cũng ráng nấu cơm ăn chứ không chịu ra ngoài các quán hay nhà hàng ăn tối,… tất cả những đều trên thì ở Sài Gòn ngược lại hoàn toàn. Tầm khoản 12h đêm đường phố Sài Gòn vẫn còn rất nhộn nhịp. Những người ngoài bắc vào nam du lịch cũng luôn thoải mái hơn rất nhiều với các khoản chi tiêu, mua sắm của mình ở Sài Gòn vì các bạn đó biết rằng tiền mình bỏ ra để sử dụng dịch vụ ở Sài Gòn thật sự xứng đáng. Có 1 câu chuyện làm mình nhớ mãi là có 1 anh bạn làm bên công ty phát hành phim Megastar (nay là CGV) kể rằng doanh thu phòng vé của cả Tp.Hà Nội chỉ bằng doanh thu của 1 rạp chiếu Galaxy Nguyễn Du – Quận 1. Và nếu bạn quan tâm đến các tin kinh tế, bạn sẽ thấy doanh thu của các công ty chuyên về siêu thị, trung tâm mua sắm, thiết bị điện tử,… thì ở trong miền nam lúc nào cũng chiếm đến gần 80% doanh số. Hoặc những chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nổi tiếng như Macdonald, Starbucks đều luôn chọn Sài Gòn là nơi mở cửa hàng đầu tiên và làm bàn đạp mở rộng hệ thống ra cả nước. Nếu nhìn rộng hơn ra thế giới, bạn sẽ thấy tiêu dùng ở Mỹ luôn luôn ở mức cao nhất thế giới và đồng thời nước Mỹ cũng là nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Tất cả những điều trên không để chứng mình là doanh nhân Sài Gòn hay hơn doanh nhân Hà nội hay sống ở Sài Gòn thì tốt hơn Hà Nội vì đơn cử như người giàu nhất Việt Nam là ông Phạm Nhật Vượng là doanh nhân người miền bắc và Hà Nội cũng đang phát triễn rất nhanh và ngày càng hiện đại. Bài viết này chủ yếu muốn nói đến là Văn Hóa con người ở những khu vực khác nhau sẽ khác nhau và nó có sức ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với nền kinh tế ở khu vực đó