[justify][size=2]Tôi không sợ chết, một chút cảm giác cũng không. Có sợ hay chăng là cảnh mẹ tôi ngồi khóc. Đã hơn sáu tháng nay, không đêm nào tôi thấy mẹ được yên giấc.[/size][/justify]
[justify][size=2]Tôi không xin phép lạ từ trời, tôi chỉ xin mình đủ niềm tin để chiến thắng bệnh tật. Nếu ngày mai phải chết, tôi vẫn hạnh phúc vì mình đã được bước chân vào giảng đường đại học.[/size][/justify]
[justify][size=2]Cái tên Phạm Duy Tùng sẽ còn đó trong số những sinh viên trường Đại học Kinh tế Tp. HCM, nơi tôi đã vật lộn với bệnh tật để được đặt chân đến. Tôi đã chiến đấu không ngơi nghỉ với căn bệnh ung thư xương quái ác để đạt được ước nguyện của đời mình.[/size][/justify]
[justify][size=2]Tôi và bản án ung thư[/size][/justify]
[justify][size=2]Tôi là một chàng trai khỏe mạnh. Từ bé đến lớn, tôi ít khi ốm vặt. năm lớp mười hai, như bao học sinh khác, tôi mơ ước bước chân vào giảng đường đại học. Tôi đã học hành chăm chỉ, hăng say để có thể biến ước mơ thành hiện thực.[/size][/justify]
[justify][size=2]Gia đình tôi sống ở xã Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho, tinh Tiền Giang, nhà rất nghèo, bố mẹ phải chạy xe ôm để nuôi hai anh em ăn học. Tôi đã dặn lòng: “Mình phải học thật giỏi để đáp đền công ơn cha mẹ”. Vậy mà, số phận thật trêu ngươi, cái án ung thư lại rơi trúng gia đình tôi.[/size][/justify]
[justify][size=2]Tháng 4. 2009, tôi thấy ở đùi phải của mình nổi lên một khối u nhỏ. Sau đó, khối u lớn dần, không đau nhức hay có biểu hiện gì lạ. Mẹ tôi đưa tôi đi khám ở bệnh viện tỉnh. Bác sĩ bảo tôi phải lên TP. HCM làm xét nghiệm.[/size][/justify]
[justify][size=2]Tôi đến bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ chỉ định tôi phải nhập viện. Cũng từ đấy, tôi bắt đầu chuỗi ngày nằm viện, uống thuốc. “Cháu phải nghỉ học thôi, chữa bệnh rồi năm sau học tiếp, bệnh này không thể vừa chữa vừa học được”, bác sĩ khuyên.[/size][/justify]
[justify][size=2]Tôi lắc đầu: “Con không thể nghỉ học được”, rồi chạy đến bên mẹ. “Con bệnh gì mà đến nỗi phải nghỉ học hả mẹ?”. Mẹ nhìn tôi lắc đầu, mắt đỏ hoe: “Con là con trai nên mẹ không giấu. Có thể đó là dấu hiệu của chứng ung thư xương. Bác sĩ nói, phải làm sinh thiết mới chắc chắn được”.[/size][/justify]
[justify][size=2]Nghe mẹ nói, tôi vẫn không tin vì thấy mình rất khỏe mạnh. Tôi nhất quyết xin mẹ được tiếp tục đến trường vì thời gian này đang thi học kỳ hai.
[/size][/justify]
[justify][size=2]
[/size][/justify]
[justify][size=2]Gian nan hành trình thực hiện ước mơ[/size][/justify]
[justify][size=2]Dấu hiệu của bệnh bắt đầu ập đến rất nhanh. Khi tôi chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp, những cơn đau nhức dần dần xuất hiện. Khó thở, tức ngực là những cơn ác mộng tìm đến với tôi hằng đêm. Bài vở chồng chất nhưng hễ ngồi vào bàn, đầu tôi đau như búa bổ.[/size][/justify]
[justify][size=2]Bác sĩ ở bệnh viện Chợ Rẫy giục mẹ đưa tôi đi làm sinh thiết. Trước ngày thi tốt nghiệp, tôi nhận được đặc cách miễn thi. Mẹ là người vui nhất: “Con được miễn thi tốt nghiệp. vậy là có thể mổ làm sinh thiết vào ngày 2-6 như chỉ định rồi. Nhanh lên kẻo chẳng còn kịp, con ạ”.[/size][/justify]
[justify][size=2]Tôi lắc đầu. Mười hai năm đi học không có kỳ thi nào là tôi không vượt qua được. Do đó, tôi muốn bước qua kỳ thi cuối này bằng chính sức lực của mình. Tôi nói như van xin: “Cho con ba ngày để thi, ba ngày thôi mẹ ạ. Rồi con sẽ đi bệnh viện!”. Không còn cách nào, mẹ tôi gật đầu.[/size][/justify]
[justify][size=2]Sức khỏe tôi bắt đầu suy yếu nhanh chóng. Chỉ trong thời gian ngắn, tôi sụt gần chục cân. Ngày thi tốt nghiệp, tôi sốt hầm hập, đầu đau như búa bổ, chân đau như nghìn mũi kim châm.[/size][/justify]
[justify][size=2]Thi tốt nghiệp vừa xong, mẹ lập tức đưa tôi vào bệnh viện. Ca mổ làm sinh thiết nhanh chóng được tiến hành.[/size][/justify]
[justify][size=2]Sau khi có kết quả, bác sĩ nói: “Cháu phải nghỉ học, nghỉ thi thôi. Nếu học quá sức, sức khỏe cháu giảm sút, bệnh sẽ tiến triển nhanh, bệnh này chữa càng sớm càng tốt. Lập tức hóa trị thôi cháu ạ”. Nghe tin đó, tôi như hóa đá, còn mẹ khóc ngất.[/size][/justify]
[justify][size=2]“Không, mình không thể bỏ thi đại học được”, tôi tự nhủ. Tôi quay sang năn nỉ mẹ: “Thi đại học là ước mơ cả đời con, cho con thi nha mẹ. Con còn khỏe mà. Con thi rồi sẽ nằm viện ngay”. Thương tôi cũng như không ngăn nổi ước muốn của tôi, mẹ gạt nước mắt gật đầu.[/size][/justify]
[justify][size=2]Sau ca mổ, đùi tôi càng xưng to, càng nhức. Hàng đêm tôi vật vã với những cơn sốt. Vậy mà cứ nghĩ tới giây phút được bước chân vào giảng đường đại học, tôi lại cố ngồi dậy học bài.[/size][/justify]
[justify][size=2]Ngày thi đại học cuối cùng cũng đến. Mẹ con tôi khăn gói lên thành phố. Để tiết kiệm, mẹ con tôi ở nhờ trong tầng hầm của nhà thờ Tân Phước, Q. Tân Bình, TP. HCM. Tôi không còn ngồi được xe máy nữa, mẹ phải chắt chiu từng đồng để tôi có thể đi taxi đến nơi thi.[/size][/justify]
[justify][size=2]Trước khi vào phòng thi, mẹ cho tôi uống đủ loại thuốc để có thể đủ sức làm bài. Mẹ gói tất cả thuốc vào túi, xin phép giám thị cho tôi để thuốc trên bục giảng, đề phòng có chuyện gì thì lấy thuốc uống ngay.[/size][/justify]
[justify][size=2]Chào mẹ, tôi chống nạng, bước thấp bước cao vào phòng thi trước những ánh mắt ái ngại của nhiều người. Mẹ khóc như mưa, dặn dò: “Hễ mệt quá thì về, đừng cố gắng mà mất sức khỏe nghe con”. Tôi trấn an mẹ: “Con vẫn còn khỏe mà mẹ, không sao đâu”. Chân tôi lúc này đã sưng tấy, tôi biết điều chẳng lành đang đến.
[/size][/justify]
[justify][size=2]Án tử đã tuyên[/size][/justify]
[justify][size=2]Ngày 21-7, tôi được trị hóa lần đầu. Do sức khỏe tôi suy giảm trầm trọng sau đợt thi đại học nên ngày vào hóa chất trễ hơn dự định. Hóa trị xong, tóc tôi bắt đầu rụng. Việc đi lại của tôi cũng khó khăn hơn vì cái chân cứ sưng to dần. Mẹ bỏ hẳn việc chạy xe ôm để ở bệnh viện cùng tôi. Bệnh tình của tôi ngày càng nặng.[/size][/justify]
[justify][size=2]Tháng Tám, tôi vào hóa trị lần hai. Lần này, chân tôi vẫn không bớt sưng, tế bào ung thư không ngưng lan rộng. Mẹ tôi khóc hết nước mắt vì sợ mất con. Cũng trong những ngày đau buồn này, tin tôi đậu Đại học Kinh tế TP.HCM là niềm vui khôn tả cho cả gia đình.[/size][/justify]
[justify][size=2]Hôm nhận kết quả thi, mẹ tôi nghẹn ngào vì vui sướng. Bản thân tôi, việc đậu đại học như một thần dược giúp tôi vượt qua bệnh tật. Tôi cố gắng quên đau để chuẩn bị tinh thần đến trường.[/size][/justify]
[justify][size=2]Hóa trị lần ba vào tháng Chín, cũng là lúc tôi sửa soạn đi học. Gia đình tôi chia làm hai. Bố ở nhà chạy xe nuôi em trai đang học lớp mười một, còn mẹ cùng tôi lên thành phố để tôi vừa chữa bệnh vừa đi học.[/size][/justify]
[justify][size=2]Biết hoàn cảnh gia đình tôi, nhà trường đã đặc cách cho tôi ở miễn phí trong ký túc xá dành cho sinh viên nước ngoài. Ngoài ra, mỗi tháng tôi còn được nhận học bổng của trường. Ở trường, tôi là một sinh viên đặc biệt. Với cái chân sưng to, tôi được mẹ đưa đón mỗi ngày. Việc tôi được đến trường có công rất lớn của mẹ.[/size][/justify]
[justify][size=2]Mỗi sáng, mẹ đón taxi đưa tôi đến trường rồi đi bộ về ký túc xá. Trưa mẹ lại đi bộ tới trường và gọi taxi đưa tôi về bởi tôi không thể ngồi xe máy được nữa, mọi cử động mạnh đều có thể khiến bệnh tình xấu đi. Mẹ thường trấn an tôi: “Tiền taxi không bao nhiêu đâu con, từ ký túc xá đến trường cũng gần mà. Rồi con sẽ hết bệnh, mẹ sẽ cho con đi bằng xe máy”.[/size][/justify]
[justify][size=2]Thương mẹ, tôi chỉ biết cố gắng học thật chăm, cố gắng chiến đấu với căn bệnh quái ác đang hoành hành cơ thể.
[/size][/justify]
[justify][size=2]Tôi không đầu hàng số phận[/size][/justify]
[justify][size=2]Sau ba lần hóa trị, bệnh của tôi không hề thuyên giảm. Cách đây hơn một tháng, khi vào bệnh viện tái khám, bác sĩ thông báo với mẹ “Phải tháo khớp cho cháu thôi, nếu không cháu chỉ có thể sống được ba tháng nữa”. Nghe tin đó, mẹ tôi đổ xuống như một cái cây bị quật mạnh trong bão. Đó là ngày mẹ khóc nhiều nhất, nhìn mẹ khóc mà lòng tôi xót xa.[/size][/justify]
[justify][size=2]Một câu hỏi lớn cứ lẩn quẩn trong đầu: “Án tử đã tuyên cho mình rồi sao? Không tháo khớp sẽ chết, mà tháo khớp cũng chưa chắc sống được, mình quyết định thế nào đây?”.[/size][/justify]
[justify][size=2]Tôi quyết định sẽ không tháo khớp dù biết nếu làm vậy mình chỉ còn sống được hai tháng. Tôi đã nhủ lòng: “Còn bao nhiêu sức lực, mình cũng sẽ chiến đấu đến cùng với căn bệnh này”.[/size][/justify]
[justify][size=2]Đã hơn một tháng trôi qua kể từ khi sự sống của tôi đếm từng ngày, tôi vẫn đều đặn đến trường.[/size][/justify]
[justify][size=2]Điều làm tôi hạnh phúc và ấm áp là tấm lòng của những người xung quanh dành cho mình. Sự quan tâm, động viên của gia đình, bạn bè đã giúp tôi có thêm động lực. Học bổng của trường đã giúp mẹ con tôi có thêm tiền để trang trải chi phí thuốc men.[/size][/justify]
[justify][size=2]Các bạn học chung một lớp mỗi ngày thay nhau đến thăm tôi tại ký túc xá. Căn phòng ký túc xá của tôi luôn ngập tràn tiếng cười của bạn bè. Để giúp tôi quên cơn đau, họ đã động viên tôi bằng những mẩu chuyện vui. Tôi còn nhận được rất nhiều thư động viên từ bạn bè, người quen cả những người không quen. Đó là nguồn động lực to lớn giúp tôi luôn lạc quan vì biết có rất nhiều người quan tâm đến mình.[/size][/justify]
[justify][size=2]Gần đây nhất, trong chuyến ra Hà Nội chữa bệnh, tôi gặp một bà cụ bảy mươi tuổi. Khi về Sài Gòn, bà cụ đã gửi thư và tiền cho tôi. Tấm lòng của bà lão khiến tôi cảm động. Càng lúc tôi càng thấy cuộc sống này đáng yêu và tốt đẹp biết bao. Đó là lý do để tôi gắng gượng níu kéo sự sống rất ngắn ngủi của mình.[/size][/justify]
[justify][size=2]Trong căn phòng nhỏ của mẹ con tôi ở ký túc xá, thuốc chất đầy như sách vở của tôi. Bố tôi đều đặn đến thăm, mua tặng tôi chiếc ti vi nhỏ xíu. Mỗi ngày trôi qua, nghĩ đến cái chết, tim tôi đau nhói. Tôi không sợ chết nhưng nghĩ tới cảnh bố mẹ mất đi một đứa con trai, nghĩ đến nỗi đau của họ, tôi không tài nào chịu nổi.[/size][/justify]
[justify][size=2]Đêm đêm, những cơn đau vẫn kéo đến. Mẹ khóc, khóc từ hôm biết tôi không còn sống được bao lâu nữa.Thế nhưng không hiểu sao tôi luôn cảm thấy cái chết còn xa lắm.[/size][/justify]
[justify][size=2]Tôi sẽ không gục ngã, không bao giờ đầu hàng số phận. Tôi sẽ vẫn sống như một người đúng nghĩa. Bệnh tật là một tai ương nhưng chỉ trở thành bi kịch nếu ta đầu hàng, bỏ cuộc.[/size][/justify]
[justify][size=2]Tôi vẫn tin mình sẽ sống. Tôi hy vọng một phép màu sẽ đến. Nhưng nếu phải chết, tôi vẫn không sợ. Sâu thẳm trong đáy lòng, tôi không có gì hối tiếc vì hôm nay tôi đã làm được những gì mình mong muốn. Và vì bố mẹ đã cùng chiến đấu với tôi. Vì họ, tôi hứa sẽ không bao giờ gục ngã.[/size][/justify]
[justify][size=2]Thông tin:[/size][/justify]
[justify][size=2]Em Phạm Duy Tùng sinh năm 1991, quê ở xã Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Hiện Tùng là sinh viên năm thứ nhất trường đại học Kinh tế TP. HCM. Em được chuẩn đoán mắc chứng Sarcoma xương, một loại của bệnh ung thư xương. Sarcoma xương là loại thường thấy nhất của ung thư xương ở thiếu niên. Bệnh thường gặp ở người từ 10 đến 25 tuổi. Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ.[/size][/justify]
[justify][size=2]Chị Lê Thị Tâm, mẹ của em Phạm Duy Tùng cho biết: “Tôi để cho Tùng tự quyết định có tháo khớp hay không vì Tùng là người có nghị lực, niềm tin vào bản thân. Giờ đây tôi chỉ biết chăm sóc tốt cho con và cầu cho phép màu nào đó có thể xảy ra”.[/size][/justify]
[justify][size=2]Tôi không xin phép lạ từ trời, tôi chỉ xin mình đủ niềm tin để chiến thắng bệnh tật. Nếu ngày mai phải chết, tôi vẫn hạnh phúc vì mình đã được bước chân vào giảng đường đại học.[/size][/justify]
[justify][size=2]Cái tên Phạm Duy Tùng sẽ còn đó trong số những sinh viên trường Đại học Kinh tế Tp. HCM, nơi tôi đã vật lộn với bệnh tật để được đặt chân đến. Tôi đã chiến đấu không ngơi nghỉ với căn bệnh ung thư xương quái ác để đạt được ước nguyện của đời mình.[/size][/justify]
[justify][size=2]Tôi và bản án ung thư[/size][/justify]
[justify][size=2]Tôi là một chàng trai khỏe mạnh. Từ bé đến lớn, tôi ít khi ốm vặt. năm lớp mười hai, như bao học sinh khác, tôi mơ ước bước chân vào giảng đường đại học. Tôi đã học hành chăm chỉ, hăng say để có thể biến ước mơ thành hiện thực.[/size][/justify]
[justify][size=2]Gia đình tôi sống ở xã Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho, tinh Tiền Giang, nhà rất nghèo, bố mẹ phải chạy xe ôm để nuôi hai anh em ăn học. Tôi đã dặn lòng: “Mình phải học thật giỏi để đáp đền công ơn cha mẹ”. Vậy mà, số phận thật trêu ngươi, cái án ung thư lại rơi trúng gia đình tôi.[/size][/justify]
[justify][size=2]Tháng 4. 2009, tôi thấy ở đùi phải của mình nổi lên một khối u nhỏ. Sau đó, khối u lớn dần, không đau nhức hay có biểu hiện gì lạ. Mẹ tôi đưa tôi đi khám ở bệnh viện tỉnh. Bác sĩ bảo tôi phải lên TP. HCM làm xét nghiệm.[/size][/justify]
[justify][size=2]Tôi đến bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ chỉ định tôi phải nhập viện. Cũng từ đấy, tôi bắt đầu chuỗi ngày nằm viện, uống thuốc. “Cháu phải nghỉ học thôi, chữa bệnh rồi năm sau học tiếp, bệnh này không thể vừa chữa vừa học được”, bác sĩ khuyên.[/size][/justify]
[justify][size=2]Tôi lắc đầu: “Con không thể nghỉ học được”, rồi chạy đến bên mẹ. “Con bệnh gì mà đến nỗi phải nghỉ học hả mẹ?”. Mẹ nhìn tôi lắc đầu, mắt đỏ hoe: “Con là con trai nên mẹ không giấu. Có thể đó là dấu hiệu của chứng ung thư xương. Bác sĩ nói, phải làm sinh thiết mới chắc chắn được”.[/size][/justify]
[justify][size=2]Nghe mẹ nói, tôi vẫn không tin vì thấy mình rất khỏe mạnh. Tôi nhất quyết xin mẹ được tiếp tục đến trường vì thời gian này đang thi học kỳ hai.
[/size][/justify]
[size=2]
Phạm Duy Tùng và mẹ trong khu ký túc xá[/size]
Phạm Duy Tùng và mẹ trong khu ký túc xá[/size]
[justify][size=2]
[/size][/justify]
[justify][size=2]Gian nan hành trình thực hiện ước mơ[/size][/justify]
[justify][size=2]Dấu hiệu của bệnh bắt đầu ập đến rất nhanh. Khi tôi chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp, những cơn đau nhức dần dần xuất hiện. Khó thở, tức ngực là những cơn ác mộng tìm đến với tôi hằng đêm. Bài vở chồng chất nhưng hễ ngồi vào bàn, đầu tôi đau như búa bổ.[/size][/justify]
[justify][size=2]Bác sĩ ở bệnh viện Chợ Rẫy giục mẹ đưa tôi đi làm sinh thiết. Trước ngày thi tốt nghiệp, tôi nhận được đặc cách miễn thi. Mẹ là người vui nhất: “Con được miễn thi tốt nghiệp. vậy là có thể mổ làm sinh thiết vào ngày 2-6 như chỉ định rồi. Nhanh lên kẻo chẳng còn kịp, con ạ”.[/size][/justify]
[justify][size=2]Tôi lắc đầu. Mười hai năm đi học không có kỳ thi nào là tôi không vượt qua được. Do đó, tôi muốn bước qua kỳ thi cuối này bằng chính sức lực của mình. Tôi nói như van xin: “Cho con ba ngày để thi, ba ngày thôi mẹ ạ. Rồi con sẽ đi bệnh viện!”. Không còn cách nào, mẹ tôi gật đầu.[/size][/justify]
[justify][size=2]Sức khỏe tôi bắt đầu suy yếu nhanh chóng. Chỉ trong thời gian ngắn, tôi sụt gần chục cân. Ngày thi tốt nghiệp, tôi sốt hầm hập, đầu đau như búa bổ, chân đau như nghìn mũi kim châm.[/size][/justify]
[justify][size=2]Thi tốt nghiệp vừa xong, mẹ lập tức đưa tôi vào bệnh viện. Ca mổ làm sinh thiết nhanh chóng được tiến hành.[/size][/justify]
[justify][size=2]Sau khi có kết quả, bác sĩ nói: “Cháu phải nghỉ học, nghỉ thi thôi. Nếu học quá sức, sức khỏe cháu giảm sút, bệnh sẽ tiến triển nhanh, bệnh này chữa càng sớm càng tốt. Lập tức hóa trị thôi cháu ạ”. Nghe tin đó, tôi như hóa đá, còn mẹ khóc ngất.[/size][/justify]
[justify][size=2]“Không, mình không thể bỏ thi đại học được”, tôi tự nhủ. Tôi quay sang năn nỉ mẹ: “Thi đại học là ước mơ cả đời con, cho con thi nha mẹ. Con còn khỏe mà. Con thi rồi sẽ nằm viện ngay”. Thương tôi cũng như không ngăn nổi ước muốn của tôi, mẹ gạt nước mắt gật đầu.[/size][/justify]
[justify][size=2]Sau ca mổ, đùi tôi càng xưng to, càng nhức. Hàng đêm tôi vật vã với những cơn sốt. Vậy mà cứ nghĩ tới giây phút được bước chân vào giảng đường đại học, tôi lại cố ngồi dậy học bài.[/size][/justify]
[justify][size=2]Ngày thi đại học cuối cùng cũng đến. Mẹ con tôi khăn gói lên thành phố. Để tiết kiệm, mẹ con tôi ở nhờ trong tầng hầm của nhà thờ Tân Phước, Q. Tân Bình, TP. HCM. Tôi không còn ngồi được xe máy nữa, mẹ phải chắt chiu từng đồng để tôi có thể đi taxi đến nơi thi.[/size][/justify]
[justify][size=2]Trước khi vào phòng thi, mẹ cho tôi uống đủ loại thuốc để có thể đủ sức làm bài. Mẹ gói tất cả thuốc vào túi, xin phép giám thị cho tôi để thuốc trên bục giảng, đề phòng có chuyện gì thì lấy thuốc uống ngay.[/size][/justify]
[justify][size=2]Chào mẹ, tôi chống nạng, bước thấp bước cao vào phòng thi trước những ánh mắt ái ngại của nhiều người. Mẹ khóc như mưa, dặn dò: “Hễ mệt quá thì về, đừng cố gắng mà mất sức khỏe nghe con”. Tôi trấn an mẹ: “Con vẫn còn khỏe mà mẹ, không sao đâu”. Chân tôi lúc này đã sưng tấy, tôi biết điều chẳng lành đang đến.
[/size][/justify]
[size=2]
Cái chân sưng to của Tùng[/size]
Cái chân sưng to của Tùng[/size]
[justify][size=2]Án tử đã tuyên[/size][/justify]
[justify][size=2]Ngày 21-7, tôi được trị hóa lần đầu. Do sức khỏe tôi suy giảm trầm trọng sau đợt thi đại học nên ngày vào hóa chất trễ hơn dự định. Hóa trị xong, tóc tôi bắt đầu rụng. Việc đi lại của tôi cũng khó khăn hơn vì cái chân cứ sưng to dần. Mẹ bỏ hẳn việc chạy xe ôm để ở bệnh viện cùng tôi. Bệnh tình của tôi ngày càng nặng.[/size][/justify]
[justify][size=2]Tháng Tám, tôi vào hóa trị lần hai. Lần này, chân tôi vẫn không bớt sưng, tế bào ung thư không ngưng lan rộng. Mẹ tôi khóc hết nước mắt vì sợ mất con. Cũng trong những ngày đau buồn này, tin tôi đậu Đại học Kinh tế TP.HCM là niềm vui khôn tả cho cả gia đình.[/size][/justify]
[justify][size=2]Hôm nhận kết quả thi, mẹ tôi nghẹn ngào vì vui sướng. Bản thân tôi, việc đậu đại học như một thần dược giúp tôi vượt qua bệnh tật. Tôi cố gắng quên đau để chuẩn bị tinh thần đến trường.[/size][/justify]
[justify][size=2]Hóa trị lần ba vào tháng Chín, cũng là lúc tôi sửa soạn đi học. Gia đình tôi chia làm hai. Bố ở nhà chạy xe nuôi em trai đang học lớp mười một, còn mẹ cùng tôi lên thành phố để tôi vừa chữa bệnh vừa đi học.[/size][/justify]
[justify][size=2]Biết hoàn cảnh gia đình tôi, nhà trường đã đặc cách cho tôi ở miễn phí trong ký túc xá dành cho sinh viên nước ngoài. Ngoài ra, mỗi tháng tôi còn được nhận học bổng của trường. Ở trường, tôi là một sinh viên đặc biệt. Với cái chân sưng to, tôi được mẹ đưa đón mỗi ngày. Việc tôi được đến trường có công rất lớn của mẹ.[/size][/justify]
[justify][size=2]Mỗi sáng, mẹ đón taxi đưa tôi đến trường rồi đi bộ về ký túc xá. Trưa mẹ lại đi bộ tới trường và gọi taxi đưa tôi về bởi tôi không thể ngồi xe máy được nữa, mọi cử động mạnh đều có thể khiến bệnh tình xấu đi. Mẹ thường trấn an tôi: “Tiền taxi không bao nhiêu đâu con, từ ký túc xá đến trường cũng gần mà. Rồi con sẽ hết bệnh, mẹ sẽ cho con đi bằng xe máy”.[/size][/justify]
[justify][size=2]Thương mẹ, tôi chỉ biết cố gắng học thật chăm, cố gắng chiến đấu với căn bệnh quái ác đang hoành hành cơ thể.
[/size][/justify]
[size=2]
Nhiều bạn bè chúc Tùng sớm vượt qua căn bệnh
[/size]
Nhiều bạn bè chúc Tùng sớm vượt qua căn bệnh
[/size]
[justify][size=2]Tôi không đầu hàng số phận[/size][/justify]
[justify][size=2]Sau ba lần hóa trị, bệnh của tôi không hề thuyên giảm. Cách đây hơn một tháng, khi vào bệnh viện tái khám, bác sĩ thông báo với mẹ “Phải tháo khớp cho cháu thôi, nếu không cháu chỉ có thể sống được ba tháng nữa”. Nghe tin đó, mẹ tôi đổ xuống như một cái cây bị quật mạnh trong bão. Đó là ngày mẹ khóc nhiều nhất, nhìn mẹ khóc mà lòng tôi xót xa.[/size][/justify]
[justify][size=2]Một câu hỏi lớn cứ lẩn quẩn trong đầu: “Án tử đã tuyên cho mình rồi sao? Không tháo khớp sẽ chết, mà tháo khớp cũng chưa chắc sống được, mình quyết định thế nào đây?”.[/size][/justify]
[justify][size=2]Tôi quyết định sẽ không tháo khớp dù biết nếu làm vậy mình chỉ còn sống được hai tháng. Tôi đã nhủ lòng: “Còn bao nhiêu sức lực, mình cũng sẽ chiến đấu đến cùng với căn bệnh này”.[/size][/justify]
[justify][size=2]Đã hơn một tháng trôi qua kể từ khi sự sống của tôi đếm từng ngày, tôi vẫn đều đặn đến trường.[/size][/justify]
[justify][size=2]Điều làm tôi hạnh phúc và ấm áp là tấm lòng của những người xung quanh dành cho mình. Sự quan tâm, động viên của gia đình, bạn bè đã giúp tôi có thêm động lực. Học bổng của trường đã giúp mẹ con tôi có thêm tiền để trang trải chi phí thuốc men.[/size][/justify]
[justify][size=2]Các bạn học chung một lớp mỗi ngày thay nhau đến thăm tôi tại ký túc xá. Căn phòng ký túc xá của tôi luôn ngập tràn tiếng cười của bạn bè. Để giúp tôi quên cơn đau, họ đã động viên tôi bằng những mẩu chuyện vui. Tôi còn nhận được rất nhiều thư động viên từ bạn bè, người quen cả những người không quen. Đó là nguồn động lực to lớn giúp tôi luôn lạc quan vì biết có rất nhiều người quan tâm đến mình.[/size][/justify]
[justify][size=2]Gần đây nhất, trong chuyến ra Hà Nội chữa bệnh, tôi gặp một bà cụ bảy mươi tuổi. Khi về Sài Gòn, bà cụ đã gửi thư và tiền cho tôi. Tấm lòng của bà lão khiến tôi cảm động. Càng lúc tôi càng thấy cuộc sống này đáng yêu và tốt đẹp biết bao. Đó là lý do để tôi gắng gượng níu kéo sự sống rất ngắn ngủi của mình.[/size][/justify]
[justify][size=2]Trong căn phòng nhỏ của mẹ con tôi ở ký túc xá, thuốc chất đầy như sách vở của tôi. Bố tôi đều đặn đến thăm, mua tặng tôi chiếc ti vi nhỏ xíu. Mỗi ngày trôi qua, nghĩ đến cái chết, tim tôi đau nhói. Tôi không sợ chết nhưng nghĩ tới cảnh bố mẹ mất đi một đứa con trai, nghĩ đến nỗi đau của họ, tôi không tài nào chịu nổi.[/size][/justify]
[justify][size=2]Đêm đêm, những cơn đau vẫn kéo đến. Mẹ khóc, khóc từ hôm biết tôi không còn sống được bao lâu nữa.Thế nhưng không hiểu sao tôi luôn cảm thấy cái chết còn xa lắm.[/size][/justify]
[justify][size=2]Tôi sẽ không gục ngã, không bao giờ đầu hàng số phận. Tôi sẽ vẫn sống như một người đúng nghĩa. Bệnh tật là một tai ương nhưng chỉ trở thành bi kịch nếu ta đầu hàng, bỏ cuộc.[/size][/justify]
[justify][size=2]Tôi vẫn tin mình sẽ sống. Tôi hy vọng một phép màu sẽ đến. Nhưng nếu phải chết, tôi vẫn không sợ. Sâu thẳm trong đáy lòng, tôi không có gì hối tiếc vì hôm nay tôi đã làm được những gì mình mong muốn. Và vì bố mẹ đã cùng chiến đấu với tôi. Vì họ, tôi hứa sẽ không bao giờ gục ngã.[/size][/justify]
[size=2](Ghi theo lời kể của em Phạm Duy Tùng)[/size]
[justify][size=2]Thông tin:[/size][/justify]
[justify][size=2]Em Phạm Duy Tùng sinh năm 1991, quê ở xã Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Hiện Tùng là sinh viên năm thứ nhất trường đại học Kinh tế TP. HCM. Em được chuẩn đoán mắc chứng Sarcoma xương, một loại của bệnh ung thư xương. Sarcoma xương là loại thường thấy nhất của ung thư xương ở thiếu niên. Bệnh thường gặp ở người từ 10 đến 25 tuổi. Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ.[/size][/justify]
[justify][size=2]Chị Lê Thị Tâm, mẹ của em Phạm Duy Tùng cho biết: “Tôi để cho Tùng tự quyết định có tháo khớp hay không vì Tùng là người có nghị lực, niềm tin vào bản thân. Giờ đây tôi chỉ biết chăm sóc tốt cho con và cầu cho phép màu nào đó có thể xảy ra”.[/size][/justify]
Theo Tiếp thị gia đình