Maria Celeste Mendoza là một trong số 6 thành viên của băng đảng thiếu niên mới bị cảnh sát Mexico bắt giữ trong tuần do nghi ngờ đã xả súng vào các nhà chức trách địa phương ở khu vực miền trung nước này. Đây là một trong số các băng nhóm tội phạm ít tuổi đang hoạt động cho các tổ chức buôn bán ma tuý quốc gia.[/size]
[size=4]![]() |
[size=4]Nữ sát thủ Maria Celeste Mendoza và đồng bọn bị bắt hôm 14/6 ở San Cristobal de la Barranca, gần thành phố Guadalajara[/size] |
Mendoza cho biết, cô bé được trả 24.000 pesos (tương đương khoảng 2000 USD) sau mỗi tháng làm việc cho tổ chức, số tiền này nhiều gấp 3 lần so với thu nhập trung bình của người dân Mexico. Mặc dù Mendoza nói mình được đào tạo để trở thành một nữ sát thủ, nhưng vẫn chưa rõ cô gái này đã từng giết người hay chưa.
Theo luật lệ ở Mexico, 6 nữ sát thủ tuổi đời chưa tới 21 này buộc phải trình diện trước các phương tiện thông tin đại chúng sau khi băng nhóm của họ bị bắt ở San Cristobal de la Barranca, gần thành phố Guadalajara.[/size]
[size=4]![]() |
[size=4]Số lượng nữ sát thủ ở Mexico tăng mạnh trong thời gian gần đây, cảnh báo về sự ra đời của một "mô hình tội phạm có tổ chức kiểu mới"[/size] |
Ông Victor Clark-Alfaro, Giám đốc trung tâm bảo vệ Nhân quyền ở Tijuana, biên giới giữa Mexico và bang California (Mỹ), cho biết: "Các nhóm tội phạm có tổ chức đang trở thành nơi cung cấp việc làm cho một bộ phận dân số thất nghiệp ở Mexico, nhất là tầng lớp thanh niên. Bắt đầu từ năm 2000, các tổ chức tội phạm nước này bắt đầu có hiện tượng trẻ hoá, và chỉ vài năm gần đây nó đã giảm xuống ở độ tuổi 17 – 18.”
Tính từ tháng 8/2007, Mexico đã ghi nhận tới 214 trường hợp vị thành niên bị cáo buộc có liên quan tới các nhóm tội phạm có tổ chức trên khắp đất nước, và việc bắt giữ 2 tội phạm 16 tuổi (Mandoza và bạn cô là Isela Sandoval) cũng là một trong số những trường hợp trên. Tuy nhiên, theo các phương tiện truyền thông Mexico đưa tin, mặc dù Sandoval nói cô bé cũng đã từng được đào tạo thành sát thủ nhưng cô chưa bao giờ giết người, còn Mandoza thì cảnh sát chưa chắc chắn.
Trong khi đó, trước tình hình bạo lực liên quan tới ma tuý có dấu hiệu leo thang tại khu vực biên giới Mexico khiến hơn 40.000 người thiệt mạng, Tổng thống Felipe Calderon đã điều động quân đội tới kiểm soát tình hình vào cuối năm 2006.[/size]
[size=4]![]() |
[size=4] Tình hình bạo lực ở khu vực biên giới Mexico ngày càng leo thang và đang trở thành thách thức lớn đối với chính quyền của Tổng thống Felipe Calderon[/size] |
Cuối tháng 12/2010, binh lính Mexico cũng đã bắt giữ một sát thủ bị tình nghi có tên là Edgar Jimenez, hoạt động trong một nhóm tội phạm ma tuý và nổi tiếng với biệt danh “El Ponchis”. Jimenez là một công dân Mỹ mới 14 tuổi nhưng đã thừa nhận giết chết một số người trong lúc phê thuốc.
Hàng năm, một khối lượng lớn ma tuý và các chất gây nghiện được tuồn qua biên giới Mexico để tới những thị trường hấp dẫn ở châu Âu và Mỹ nhờ đường dây vận chuyển ma tuý khổng lồ với nhiều “nhân viên trẻ”.[/size]
[size=4]![]() |
[size=4]Lực lượng tội phạm ma tuý ở Mexico đang dần được trẻ hoá với nguy cơ đe doạ nghiêm trọng tới tương lai của đất nước.[/size] |
Một nhóm luật sư làm việc trong mạng lưới bảo vệ quyền trẻ em tại Mexico (REDIM) cho biết thêm, theo ước tính, có khoảng hơn 30.000 trẻ em hiện đang phục vụ cho các tổ chức tội phạm ở nền kinh tế đứng thứ 2 Mỹ Latin này. Đây cũng là một trong số các quốc gia có tỷ lệ trẻ em bỏ học cao nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, không phải chỉ có học sinh bỏ học mới trở thành nạn nhân của các tổ chức tội phạm buôn lậu ma tuý ở Mexico. Theo một cuộc khảo sát năm 2009 của chính phủ nước này trên tổng số 55.000 học sinh trung học ở 5 thành phố thuộc Mexico, cứ trong 5 học sinh lại có 1 học sinh bắt gặp bạn mình mang vũ khí đến lớp, và cứ 8 học sinh lại có 1 học sinh sẵn sàng bán cần sa cho bạn bè nếu được hỏi mua.[/size]
[size=4]![]() |
[size=4]Hàng năm có một khối lượng lớn ma tuý được tuồn qua biên giới “nóng” của Mexico để tới những thị trường béo bở ở Mỹ và Châu Âu[/size] |
Beatriz Hernandez, 21 tuổi, một trong số những nữ sát thủ bị bắt cùng với Mendoza cho biết, nhiều thanh niên như cô có thể chọn nhiệm vụ vận chuyển thuốc phiện, một số khác thì là lính gác, nhưng những việc an toàn thì luôn được trả lương thấp hơn rất nhiều.
Trong khi chính phủ còn đang phải đấu tranh làm sạch hệ thống tư pháp và tạo thêm nhiều việc làm tử tế cho người dân thì đối với nhiều thanh niên Mexico, “giết thuê” đã thực sự trở thành một nghề để kiếm sống.[/size]